Bí quyết chăm cây, Cây trong nhà, Chia sẻ kinh nghiệm

Cây lưỡi hổ bị thối rễ – cách nhận biết và “cấp cứu” cho cây

cây lưỡi hổ bị thối rễ 1

Cây lưỡi hổ bị thối rễ là một trong những triệu chứng thường gặp nhất khi trồng. Mặc dù lưỡi hổ rất dễ chăm sóc và có thể thích nghi với nhiều môi trường khắc nghiệt. Lưỡi hổ lại trở nên rất yếu ớt trước hiện tượng thối rễ. Sau đây, hãy cùng Ban Công Xanh tìm hiểu về căn bệnh thối rễ và cách chữa trị ở cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ bị thối rễ là thế nào?

Rễ cây là bộ phận hập thụ nước, chất dinh dưỡng và oxy từ đất. Tuy nhiên khi độ ẩm trong nước quá cao trong thời gian dài, rễ cây trở nên vì “ngạt thở”. Môi trường kín khí cũng tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển và vi khuẩn phát triển. Các mầm sâu, rệp “ngủ đông” trong đất lúc đó có thể bị kích hoạt và sinh sôi mạnh hơn. Những chiếc rễ chuyển sang màu nâu, hoặc, ứ đọng chất lỏng khiến cây càng không thể hấp thu dinh dưỡng từ đất. Và cây lưỡi hổ của bạn trở nên ốm yếu dần, như một bức tường thành mục nát đối diện với bốn bề quân địch!

Thế thật sự, lý do nào khiến cây lưỡi hổ bị thối rễ?

1. Tưới nước quá thường xuyên

Với những bạn mới trồng cây, họ thường tưới quá lượng nước mà lưỡi hổ cần. Lá cây lưỡi hổ có khả năng giữ nước, điều đó giúp chúngcó thể chịu khô hạn đến 2 tuần. Vì thế, hãy tưới nước cho cây khi thấy đất bề mặt khô hẳn và tưới “sâu” mỗi lần. Bạn cũng lưu ý chỉ tưới nước quanh viền chậu, không để nước ứ đọng trong khe lá.

Cũng như bao loại cây khác, lưỡi hổ cũng có thời gian ngủ đông. Trong thời gian này, lưỡi hổ có nhu cầu nước ít hơn bình thường. Vì thế hãy cẩn thận khi tưới nước cho cây.

2. Chậu trồng cây quá to, lỗ thoát nước không tốt

Bạn có thể nghĩ rằng chậu to sẽ chứa nhiều đất và có nhiều không gian cho cây phát triển. Cũng như “trồng chậu lớn thì đỡ phải mất công thay chậu sau này”. Tuy nhiên, chậu càng lớn thì càng thừa ẩm, vốn là vấn đề chí mạng của loài cây trữ nước. Vì thế, chỉ chọn chậu có kích thước vừa phải với độ lớn của cây. Sau mỗi 1-2 năm, thay chậu với đường kính  lớn hơn không quá 1-1.5 inches (2.5 -3 cm).

Một chậu trồng tốt cho cây lưỡi hổ còn phải thoát nước tốt. Chậu từ đất nung cho phép hơi ẩm bốc hơi qua thành chậu, giảm tối đa hiện tượng thừa ẩm. Bên cạnh đó, đảm bảo chậu của bạn có nhiều lỗ thoát nước, và được lấp bởi đá sỏi.

3. Bị tấn công bởi các mầm bệnh

Cây lưỡi hổ có thể trở nên nhạy cảm trước sự tấn công của các loại vi khuẩn, rệp, nấm. Các loại vi khuẩn tấn công và ăn mòn rễ, khiến rễ không thể phát triển và sinh trưởng. Bên cạnh đó, các hoạt động như tỉa lá, nhân giống, thay chậu sẽ tạo ra những vết thương hở. Điều đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập trực tiếp và gây ra hiện tượng “nhiễm trùng”. Hãy đảm bảo bạn sát trùng các dụng cụ cắt tỉa, tránh nước cho các vết thương mới của cây nhé!

4. Chất trồng cũ hoặc quá nhiều mùn – gây ứ động nước.

Chất trồng cây hữu cơ theo thời gian sẽ có hiện tượng mục rã – phân hủy theo tự nhiên. Vì thế, chất trồng của bạn sẽ trở nên chặt hơn và kém thoát nước hơn. Thay đất cho cây theo chu kì khoảng 1 năm/ lần hoặc khi bạn cảm thấy những dấu hiệu đất quá chặt.

Chất trồng cần trộn thêm những vật chất khô thoáng, thoát nước tốt như dừa cục, vỏ trấu, đá perlite, pumice,…

Xem thêm: Cách trộn giá thể trồng cây lưỡi hổ

Các dấu hiệu nhận biết sớm cây lưỡi hổ bị thối rễ

Những phát hiện sớm của việc úng rễ thực tế có thể cứu cây lưỡi hổ. Tuy nhiên, thật không may mắn, những dấu hiệu ấy thường xuất hiện phía dưới bề mặt đất. Người trồng thường không phát hiện các dấu hiện đến khi chúng biểu hiện lên bề mặt cây:

1. Các dấu hiệu từ đất

Thừa ẩm là yếu tố thường thấy nhất gây ra thối rễ ở lưỡi hổ. Vì thế, bạn cần kiểm tra đất thường xuyên để đảm bảo lượng nước tưới là hợp lý. Cách ngày sau khi tưới, đặt ngón tay bạn vào bầu đất sâu khoảng 5 cm, nếu vẫn cảm thấy ướt nghĩa là có vấn đề, cần giảm lượng nước tưới lại hoặc ngưng tưới đến khi thấy đất ổn định.

2. Các biểu hiện trên lá

Vàng lá là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất báo hiệu rễ cây có vấn đề. Ở giai đoạn này, rễ cây của bạn vẫn chưa bị tác động hoàn toàn. Những dấu hiệu nghiêm trọng hơn như lá ngã đổ, phần gốc trở nên vàng và bọng nước báo hiệu rễ cây đã úng nặng.

3. Mùi tanh, thối phát ra từ cây

Bộ rễ khỏe mạnh sẽ có mùi của đất hoặc gần như không mùi. Nhưng khi bệnh, vi khuẩn làm rễ cây có xu hướng phát những mùi hôi, khó ngửi.

Làm thế nào để cứu cây lưỡi hổ bị thối rễ

  1. Bắt đầu bằng việc lấy toàn bộ cây ra khỏi chậu hiện tại và rữa phần rễ dưới vòi nước. Phần đất bọc lấy phần rễ bị thối có thể là nguồn lây cho những phần khỏe mạnh. Nhẹ nhàng và cố gắng rửa trôi càng nhiều đất nhất có thể. Sau khi rửa sạch, thấm bằng khăn giấy để khô hẳn.
  2. Chọn dụng cụ như kéo, dao, hoặc kèm tỉa sắc, khử trùng bằng dung dịch cồn hoặc nước sôi. Sau đó, tỉa bỏ những phần bị hỏng, úng của bộ rễ. Thậm chí, bạn có thể phải loại bỏ toàn bộ phần rễ , hoặc các đoạn lá nếu cây của bạn bị úng quá nặng.
  3. Bước này không bắt buộc, ngâm những phần rễ khỏe mạnh còn lại vào các dung dịch trị nấm để tiêu diệt các mầm bệnh còn sót lại.
  4. Bước cuối cùng, trồng lại phần cây khỏe vào đất mới và chậu đã được vệ sinh kỹ.

Lưu ý: sau khi thay chậu bạn không cần tưới nước ngay, để cây khô thoáng một vài ngày. Sau đó, cẩn thận thiết lập lại chu kỳ tưới cho cây. Khi rễ mới mọc ra và mầm lá mới phát triển, cây lưỡi hổ sẽ cần ít nước hơn. Trong giai đoạn này, chỉ cho lưỡi hổ tiếp xúc với ánh sáng nhẹ, tránh ánh nắng trực tiếp. Chỉ bón phân khi cây khỏe trở lại, phần rễ non chưa thể hấp thụ dinh dưỡng có thể bị cháy. Phân bón không phải là thuốc điều trị và không thể dùng trên cây ốm bạn nhé!

Trên đây là các thông tin cần thiết từ lý do, triệu chứng đến cách khắc phục cây lưỡi hổ bị úng lá – thối rễ. Nếu thấy hay, hãy lưu lại để có thể đọc lại khi cần thiết. Hiểu rõ cặn kẽ các vấn đề về cây trồng, bạn chẳng phải lo lắng về danh xưng “sát thủ trồng cây” của mình nữa.

cây lưỡi hổ bị thối rễ 2

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *