Đất, phân, chất dinh dưỡng

Bạn Đã Bỏ Lỡ Tầm Quan Trọng Của Phân Dê

Sử dụng phân dê làm phân bón

Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghệ kỹ thuật trong phân bón đã tạo ra rất nhiều loại phân bón hóa học giúp tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, việc lạm dụng phân bón hóa học đã gây nên không ít tổn hại cho hệ sinh thái và dẫn đến những biến đổi sâu sắc trong nền nông nghiệp. Chính vì thế mà người nông dân hay những người làm vườn tiên tiến đã tận dụng lại nguồn chất thải của ngành chăn nuôi: phân gà, phân dê, phân bò,… để sử dụng làm phân bón cho cây, bên cạnh đó hỗ trợ cải tạo đất hoang hóa, bạc màu.

Thành phần hóa học của phân dê

Thành phần hóa học của phân dê

Phân dê có dạng viên tròn và có màu nâu đen, đen đậm. Hầu như phân dê ít có mùi nặng, hôi như những loài động vật khác. Phân dê là dạng phân chuồng bán phân hủy của dê, thành phần hóa học chủ yếu là hợp chất xơ có nguồn gốc từ thực vật, các loại thực vật mà chúng ăn vào để tổng hợp dinh dưỡng nhờ hệ thống nguyên sinh động vật, vi sinh vật và nhiều loại nấm cộng sinh trong dạ dày của chúng.

Theo các nguồn tài liệu thì phân dê là loại phân chuồng trung tính, ẩm độ thấp nên chúng tương đối khô ráo, rất dễ vận chuyển và thu gom xử lý. Do phân dê là phân chuồng nên hàm lượng các chất dinh dưỡng chứa trong loại phân này tương đối thấp. Nguồn dinh dưỡng này phụ thuộc vào nguồn thức ăn cung cấp cho chúng, đồng cỏ nơi chăn thả chúng.

Người ta thường sử dụng phân dê sẵn có từ trang trại chăn nuôi của mình, qua thời gian xử lý vi sinh tạo nên độ oai mục cho nguồn phân này để cung cấp cho các vườn cây ăn trái, cây công nghiệp lâu năm và các loại hoa màu các loại.

Tầm quan trọng khi sử dụng phân dê làm phân bón

Thành phân hóa học của phân dê cụ thể như sau:

pH in (H 2 O): 8.00

Organic matter (g kg -1 ): 484.12

Total N (g kg -1 ): 19.8

Av. P (mg kg -1 ): 2001.10

C/N: 14.51

Ca (cmol kg -1 ): 2600.00

Mg (cmol kg -1 ): 677.20

K (cmol kg -1 ): 4310.00

Ghi chú: 1 cmol/kg=0.01mol/kg

Nguồn: Sustainable Agriculture Research 2014

Theo bảng phân tích trên thì phân dê khi được hòa tan trong nước thì độ pH do phân dê tạo ra là 8.00, với kết quả độ pH như trên thì phân dê là loại phân kiềm tính. Vì thế việc sử dụng phân dê trong cải tạo đất nông nghiệp có độ chua là một lựa chọn hợp lý. Kết hợp với hàm lượng vật chất hữu cơ khá cao, chiếm gần 50% trong phân, điều đó tạo nên tiền đề cung cấp nguồn humic được tạo nên từ phân dê qua thời gian bón vào đất.

Sử dụng phân dê làm phân bón

Ứng dụng phân dê trong trồng trọt

Phân dê là nguồn hữu cơ rất hiệu quả cho đất và cây trồng. Phân dê tạo nên sự đa dạng cho hệ thống vi sinh vật cộng sinh trong đất, chúng góp phần cân bằng giữa các loại vi sinh, tạo nên sự màu mỡ cho cây trồng từ đó nâng cao năng suất cây trồng và giảm đáng kể dư lượng các chất hóa học trong đất và trong các cây trồng.

Phân dê ngày nay được nhiều hộ chăn nuôi tận dụng lại để cung cấp cho vườn cây ăn trái, cây công nghiệp lâu năm, rau màu các loại và phân dê cũng được các vườn hoa kiểng ưa chuộng sử dụng. Với đặc điểm viên tròn, ráo nước, và hầu như phân chuồng không thu hút các loại côn trùng đến, nên phù hợp với những người trồng kiểng.

tầm quan trọng của phân dê trong trồng trọt
Thận trọng khi sử dụng phân dê

Thận trọng trong sử dụng phân dê

Phân động vật tươi, bao gồm phân dê, có thể chứa mầm bệnh. Luôn sử dụng phân dê được ủ phân là tốt nhất, đặc biệt là nếu bạn đang sử dụng loại phân bón này cho cây trồng ăn được. Nếu bạn chọn sử dụng phân chuồng bị phân hủy nhưng không tiến hành ủ phân, bón phân ít nhất 120 ngày trước khi thu hoạch các loại cây trồng gần đất, như rau diếp hoặc rau củ. Bón phân ít nhất trước 90 ngày đối với cây trồng không chạm đất, chẳng hạn như ngô. Mặc dù phân dê là một sản phẩm tự nhiên nhưng không có nghĩa là nó hoàn toàn an toàn. Khi sử dụng quá liều lượng, nó có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Tránh sử dụng phân dê trên các khu vực dốc, đặc biệt là khi mưa lớn được dự đoán.

Sử dụng phân dê làm phân bón

Related Posts

One thought on “Bạn Đã Bỏ Lỡ Tầm Quan Trọng Của Phân Dê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *