Chưa được phân loại

Đất, giá thể trồng Monstera: Tổng hợp công thức

Đất trộn tốt nhất cho Monstera 1

Với những người lần đầu chơi monstera (1), có thể các bạn sẽ gặp đôi chút khó khăn trong việc chọn hoặc tự trộn đất, giá thể trồng mosntera.

(1). Monstera có rất nhiều loại nhưng về cơ bản thì chúng có đặc tính chung là đều sống ở các khu vực nhiệt đới, ưa ẩm thấp (độ ẩm không khí chứ không hẳn là cần tưới nhiều nước). Nên về cơ bản chúng có thể dùng chung đất trồng.

Một số tên gọi cho Monstera các bạn có thể gặp phải:

Tham khảo thêm bài viết Phân biệt Monstera Deliciosa và Monstera Borsigiana

Dưới đây là tổng hợp các công thức mình tìm hiểu được ở trên mạng và xin được tổng hợp để chia sẻ cùng mọi người với mục đích mọi người đỡ mất công tìm kiếm và tổng hợp từ nhiều trang khác nhau.

Đất, giá thể trồng Monstera: Công thức 1

Công thức này thì bao thoát nước nha các bạn.

  • Sơ dừa cắt cục nhỏ (vụn dừa, Coco Chip): 50%
  • Đá trân châu (đá Perlite): 20%
  • Vỏ thông: 10%
  • Đá pumice hoặc không cần: 20%. Nếu ở vùng hanh khô có thể sử dụng Peatmoss
  • Thêm 1 ít phân tan chậm, hoặc phân trùng viên.

Đất, giá thể trồng Monstera: Công thức 2

Công thức này phù hợp cho các bạn chỉ có 1 trong số các nguyên vật liệu chính ở trên, sau đó các bạn mua đất trồng cây, ưu tiên các loại đất trồng bon sai, đất trồng Hoa hồng hoặc cây bụi. Sau đó các bạn trộn theo một trong số công thức sau để trồng Monstera các bạn nha.

  • ½ đất trộn thông thường, ½ mụn dừa hoặc rêu than bùn (peat moss)
  • ½ đất trộn thông thường, ½ dừa cắt khúc hoặc vỏ thông
  • ½ đất trộn thông thường, ½ đá trân châu hoặc đá bọt pumice
  • ½ đất trộn thông thường, ¼ phân trộn và ¼ đá trân châu

 

 

Giải thích các thành phần có trong Giá thể, đất trồng Monstera

  • Đất trộn sẵn: Thường là các loại đất đóng bao do các nhà sản xuất phối trộn giữa nhiều thành phần để tối ưu hóa cho việc trồng cây trong chậu. Chúng ta nên chọn các loại đất trộn chuyên cho cây bụi, cây kiếng.
  • Vụn dừa, hay vỏ dừa băm mảnh: Giúp giữ ẩm cho rễ cây Monstera. Bạn có thể dễ dàng tìm mua ở bất cứ đâu
  • Đá trân châu (đá Perlite): màu trắng hoặc trắng đục, rất nhẹ, xốp
  • Vỏ thông: Vỏ thông có tính chất cực kỳ bền, trung tính, tính kháng nấm cao.
  • Đá pumice: Là loại đá nham thạch núi lửa (nên còn hay được gọi là đá núi lửa pumice, đá bọt pumice) có độ pH trung hình, thường có màu vàng – xám ghi, chứa nhiều bọt khí bên trong nên khá nhẹ, thông thoáng. Tối ưu giữa việc thoát nước và khả năng ngậm nước bên trong. Tìm hiểu thêm kiến thức về Đá bọt Pumice.
  • Peatmoss (Than bùn trầm tích): Thường có ở vùng Bắc âu. Thời gian trôi qua, những phần già chìm dần vào lớp dưới. Quá trình phân hủy diễn ra rất chậm trong lớp oxi hóa. Trong một thời gian dài một nghìn năm một lớp dày vật liệu đồng nhất chết có tên rêu than bùn được hình thành. Rêu than bùn kích thích sự phát triển của cây và sự phát triển của rễ bằng cách cải thiện cấu trúc của môi trường trồng trọt. Nó cũng làm tăng khả năng đệm của đất và ngăn chặn sự rò rỉ các chất dinh dưỡng phân bón.
  • Rêu rừng, dớn (Spagmoss): giúp giữ ẩm lâu, rất thích hợp với các bạn không có thời gian thường xuyên chăm sóc cây.

GIỚI THIỆU

Đất trồng hoa hồng & cây bụi TROPICAL PREMIUM

Được trộn từ nguyên liệu chất lượng cao: Mùn hữu cơ, Đất bazan, Trấu hun, đá perlite, đá pumice, phân bò hữu cơ vi sinh Tropical Premium, Than bùn, phân ruồi lính đen BSF, men vi sinh,..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *