Trong tự nhiên, cây lan nảy mầm và phát triển trên bề mặt của thân cây gỗ lớn. Do cấu trúc đặc biệt, lan hấp thụ dinh dưỡng trong không khí và nước mưa. Khi trồng ở môi trường nhân tạo, cần cung cấp các loại phân bón cho lan. Lan có đủ dinh dưỡng cần thiết mới phát triển tốt và ra hoa đẹp.
Các nguyên tố đa , trung , vi lượng cần thiết cho cây lan
Nguyên tố đa lượng: đạm (N), lân (P), kali (K)
Nguyên tố trung lượng: canxi, magiê, lưu huỳnh.
Nguyên tố vi lượng: Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Bo (B), Mangan (Mn), Molipden (Mo), Sắt (Fe), Clo (Cl).
Các loại phân bón cho lan
Phân bón hiện này có rất nhiều loại làm cho người trồng cảm thấy lúng túng trong việc lựa chọn. Phân bón có 2 nhóm chính là phân bón vô cơ và phân hữu cơ. Trong mỗi nhóm được chia làm nhiều loại. Phân vô cơ là gì? Phân hữu cơ là gì? Loại phân nào sử dụng tốt cho lan? Sau đây là những khái niệm về các loại phân bón và một số loại phân thường được sử dụng trên lan.
Phân vô cơ
Phân bón vô cơ (phân hóa học) hay còn gọi là phân bón khoáng, phân bón hóa học. Phân có chứa từ một hoặc nhiều các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết dưới dạng muối khoáng được bón vào đất cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Phân vô cơ có 2 loại: phân vô cơ đơn, phân vô cơ tổng hợp.
Phân vô cơ đơn
Phân đơn là tên gọi chung của những loại phân bón chỉ có một nguyên tố dinh dưỡng (đạm, kali hoặc lân). Gồm phân đạm (Ure), phân lân, phân kali.
Phân vô cơ tổng hợp
Phân hỗn hợp là gọi chung những loại phân bón có từ hai hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng. Phân tổng hợp được phân chia thành các loại có các tỷ lệ NPK khác nhau. Trong phân tổng hợp còn thêm cả các nguyên tố Mg, Ca, S và các nguyên tố vi lượng khác. Loại phân bón này dành cho lan được làm dưới dạng tan chậm và dóng thành từng túi nhỏ rất tiện lợi.
Phân hữu cơ
Phân hữu cơ khá đa dạng, rất dễ tìm. Bên trong phân chứa nhiều nguyên tố đa lượng trung vi lượng. Phân hữu cơ được chia thành 2 nhóm là phân hữu cơ truyền thống và phân hữu cơ công nghiệp.
Phân hữu cơ truyền thống được chế biến đã được diệt các loại mầm bệnh hay các hạt giống cỏ. Các loại phân hữu cơ truyền thống như: phân rác, phân bò, phân dê, phân dơi, phân trùn quế, bánh dầu,… Phân hữu cơ công nghiệp: phân vi sinh, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ khoáng
Phân hữu cơ truyền thống
Phân bò
Phân bò thường dụng dưới 3 dạng: phân tươi, phân ủ hoai và phân khô.
Phân bò tười pha loãng hữu hiệu đối với các loài lan cắt cành như: Vanda teres, Arachnis Maggie Oei. Phân bò khô sử dụng cho loài Dendrobium. Phân bò ủ hoai là thành phần không thể thiếu trong giá thể trồng địa lan như: Mocara, Calanthe, Phaius,Paphiopedilum.
Phân dê
Phân dê chứa 3%N, 1%P, 2%K. Phân dê chứa, Đạm, Lân, kali, vừa phải. Đồng thời bổ sung vi lượng khá tốt, nhất là kẽm(Zn) và sắt (fe) yếu tố làm tăng màu xanh cho lá.
Phân dê lớn như hạt đậu nành, có hình elip dạng viên. Rải trực tiếp trên gốc lan hay cho vào lọ chuyên đựng phân chuyên dụng.
Phân dơi
Trong phân dơi có hàm lượng phốt pho và kali cao, phù hợp bón trong giai đoạn lan mới nhú hoa. Phân dơi bỏ vào túi vải nhỏ hay lọ đựng phân cho lan cắm trên gốc lan. Khi tưới nước phân sẽ tan dần cây hấp thụ từ từ.
Phân bánh dầu
Bánh dầu là xác của đậu phộng, đậu nành sau khi ép lấy dầu. Trong bánh dầu có chứa rất nhiều đạm.
Bánh dầu nếu bón trực tiếp cho lan sẽ dễ bị kiến, nấm,.. Trước khi bón phải chế biến bánh dầu. Bẻ nhỏ bánh dầu ra, bỏ vào trong chậu đổ nước vào ngâm. Ngâm 100gr bánh dầu với 1 lít nướcĐậy nắp kỹ vì bánh dầu tan khá hôi. Đợi đến khi bánh dầu hết hôi thi mang ra sử dụng.
Phân hữu cơ công nghiệp
Phân hữu cơ sinh học
Là sản phẩm phân bón chế biến từ các loại nguyên liệu hữu cơ được pha trộn và xử lý bằng cách lên men với sự góp mặt từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi để tăng và cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Có trên 22% thành phần là các chất hữu cơ.
Phân hữu cơ vi sinh
Phân bón hữu cơ vi sinh là loại phân bón có chứa chất hữu cơ > 15% và có chứa từ một hoặc nhiều các loại vi sinh vật sống có ích. Phân được chế biến bằng cách pha trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ bằng cách lên men với các loại vi sinh vật đó. Với mục đích tiêu diệt các mầm bệnh có trong nguyên liệu và nâng cao hàm lượng chất dinh dưỡng trong phân bón.
Phân vi sinh
Phân vi sinh là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật có ích. Có nhiều nhóm vi sinh vật có ích bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng để làm phân bón. Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng, v.v..
Phân bón vi sinh vật có thể chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật chuẩn. Được tuyển chọn phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các vi sinh vật dùng làm chế phẩm sinh học.
Phân hữu cơ khoáng
Là sản phẩm phân bón phân hữu cơ và được phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ gồm N,P,K. có chứa ít trên 15% thành phần là các chất hữu cơ, từ 8-18% tổng số các chất vô cơ (hóa học, N+P+K).
Một số loại phân hữu cơ công nghiệp
Dịch trùn quế
Dịch trùn quế là một loại phân bón hữu cơ sinh học giàu dinh dưỡng dưới dạng dung dịch. Lên men từ trùn quế tưới sống nên chứa hàm lưỡng dinh dưỡng cao. Thành phần gồm nhiều lọai axit amin có hàm lượng cao và các loài sinh vật có tác dụng ngăn ngừa các bệnh cho lan.
Phân trùn quế dạng viên nén
Phân trùn quế được xử lý và chế biến thành viên tiện lợi cho quá trình sử dụng. Phân trùn quế dạng viên là loại phân bón vi sinh, tan từ từ qua các lần tưới. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Sử dụng bằng cách rác đều hay cho vào túi đặt trên giá thể gần gốc lan.
Các loại phân bón cho lan vô cùng đa dạng. Vì lan là một loài cây cần chất dinh dưỡng cao nhưng cây lại hấp thụ từ từ. Nên dạng phân bón tan chậm là lựa chọn tối ưu.
Các vitamin cần thiết
Vitamin B1
Sinh tố cần thiết cho lan. Vitamin B1 kích thích sự mọc rễ. Sử dung với cây tách chiết hay cây nuôi cây mô đem ra vườn. Vitamin được tổng hợp còn gọi là Thiamin
Vitamin B12
Vitamin B12 giúp giải độc cho lan khi sử dụng phân bón quá liều.
Các chất điều hòa sinh trưởng – kích thích tố
Chất kích thích ra rễ
Auxin tự nhiên (AIA) và Auxin nhân tạo (ANA, AIB) .
Các kích thích tạo rễ thường được dùng chung với vitamin B1
Chất kích thích tạo chồi
Chất Xytokinin (phân hóa chồi) có ý nghĩa rất quyết định trong quá trình phát sinh hình thái của mô nuôi cấy invitro cũng như trên cây nguyên vẹn. Trong môi trường nuôi cấy ở giai đoạn tạo chồi, để tăng hệ số nhân giống, tăng nồng độ xytokinin trong môi trường nuôi cấy.
Chất kích thích sinh trưởng thân, lá
Gồm có 2 loại là: Gibberellin và 2,4D Dicloropphenoxiacetic acide. Tác dụng điều chỉnh sự phát triển ở thực vật làm cho thân dài ra. Sử dụng với nồng độ thấp là sinh trưởng, nồng độ cao là ức chế, diệt trừ