Cây hoa lan là một loài cây vương giả, mệnh danh là hoàng hậu của các loài hoa. Phong lan rất dễ trồng đa dạng chủng loài. Bệnh hại trên phong lan cũng đa dạng không kém. Chính vì vậy , cần phải biết một số biểu hiện bệnh hại trên phong lan để kiểm soát kịp thời.
Bệnh do nấm mốc vi khuẩn
Đối với những cây lan trồng ở nhà quá ẩm, mật độ cây nhiều, vườn không thông thoáng. Vườn không được dọn vệ sinh sạch sẽ đóng nhiều rong rêu. Hay chế độ chăm sóc không phù hợp gây ra nhiều bệnh hại trên phong lan.
Bệnh thối mềm trên lá (thối nhũn) – softrot
Biểu hiện
Lúc ban đầu trên lá chỉ có một vết bầm nhỏ. Sau lan nhanh thành một đốm tròn nâu nâu. Vết nâu lan nhanh trong khoảng thời gian 3 ngày sẽ làm thối hết lá. Lá bị mềm nhũn như bị luộc chín, chứa chất lỏng hơi vàng nâu. Dịch lỏng này có chứa mầm bệnh lây lan khi tiếp xúc với những cây khác.
Nguyên nhân
Bệnh này do vi khuẩn Erwinia Carotovora gây ra. Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa. Do các vết thương từ côn trùng (sâu, rầy, kiến..) hay do nước nhiễu liên tục ở một chỗ gây ra. Hay tưới nước với áp suất lớn làm lá bị tổn thương tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập. Khi không phát hiện bệnh này, bệnh sẽ lây lan từ cây này sang cây khác thông qua quá trình tưới nước.
Trị bệnh
Tách riêng những cây lan ra khỏi vườn lan. Sau đó, cắt bỏ toàn bộ và triệt để các lá bệnh. Ngưng tưới nước trong vòng 2-3 ngày cho vết cắt lành. Cây bị nhẹ có thể áp dụng phương pháp thử công, sinh học. Dùng vôi bôi vào vết cắt và sử dụng thuốc kháng sinh Agrimycin. Khi cây bị nặng, cần pha thuốc physal 20 hay Agrimycin với tỷ lệ 1%. Khoảng chừng 1 muỗng cà phê pha với 4 lít nước. Nhúng cả chậu cây hay tách cây ra ngầm rồi trồng lại.
Bệnh thối nâu – brownrot
Biểu hiện
Đối với lan hài, trên lá xuất hiện những chấm nâu đỏ rồi thối rất nhanh. Còn với lan Cattleya và Phalaenopsis, trên lá xuất iện những đốm xanh đen. Sau đó chuyển thành nâu và lây lan rất nhanh. Trong vòng 2-3 ngày là thối hết cả lá.
Nguyên nhân
Ở lan Hài do vi khuẩn Erwinia cypripedii. Còn ở Cattleya và Phalaenopsis do vi khuẩn Phytomonas cattleya gây ra.
Vi khuẩn xâm hại cây do tưới nước mạnh làm lá tổn thương. Hay sử dụng phân tưới chất lượng kém, tạp chất còn đọng trên lá hư lá. Việc tưới phân quá nhiều đạm thiếu hàm lượng lân làm cây phát triển mạnh nhưng lại mềm yếu, kháng bệnh kém. Đồng thời các loài côn trùng vô tình mang theo mầm bệnh tiếp xúc với cây.
Trị bệnh
Cách ly cây bệnh và loại bỏ triệt để các chỗ bệnh. Ngừng tưới nước 2-3 ngày để những vết cắt khô, lành. Dùng Agrimycin hòa tan với 1 lít nước. Tưới phun lên cây.
Bệnh do nấm mốc
Nấm là thực vật cấp thấp, sinh sản và truyền bá bằng bào tử. Phát tán nhờ gió và thường sống ký sinh trên vật chủ. Nấm phát triển mạnh vào mùa mưa. Vườn lan quá ẩm ướt, độ ẩm quá cao, vườn không thông thoáng. Nấm dễ sinh sôi và phát triển mạnh gây hại cho lan.
Bệnh đốm vàng – Bệnh đốm lá
Biểu hiện
Bệnh này thường xuất hiện ở lá già lá trưởng thành. Mới đầu, trên lá xuất hiện các chấm nhỏ màu vàng. Các chấm này lan rộng tạo thành các đốm vàng to hơn. Khi gặp trời mưa, bệnh phát triển nhanh chóng.
Nguyên nhân
Do loại nấm Cercospora sp bám vào lá. Nấm thường bám ở dưới mặt lá. Bào tử nấm có màu nâu là cho lá rụng sớm.
Trị bệnh
Phun các loại thuốc trừ nấm Alliette, Zineb, Maneb, Captan. Đồng thời điều chỉnh độ pH của phân và nước tưới để thấp. Để có nhiều acide nhẹ nhàm hòa tan và rửa các chất phân tồn dư. Giúp cây lan phục hồi nhanh chóng.
Bệnh héo rễ-thối rễ (wilt)
Biểu hiện
Cây gầy yếu, không phát triển. Do rễ khô thối, cây không đủ nước nên có hiện tướng héo rủ.
Nguyên nhân
Bệnh do nấm Aclerotium rolfsii gây ra. Xảy ra ở các vườn lan có mật độ cây trồng dày đặc. Các giò lan treo sát nhay không thông thoáng hoặc độ ẩm quá cao.
Trị bệnh
Bệnh này thường xảy ra ở các loài phong lan trừ địa lan là không bị. Cũng là bệnh do nấm gây ra nên cũng các loại thuốc trừ nấm Alliette, Zineb, Maneb, Captan. Phun theo hướng dẫn sử dụng.
Bệnh khô lá
Biểu hiện
Thường gặp ở tất cả các loại lan. Đôi khi phát sinh chung với bệnh đốm vàng thì bệnh càng trở nên trầm trọng. Ban đầu lá bị khô ở đầu lá. Lá biến thành màu nâu ăn khô dần vô đến hết lá. Lá khô héo trong thời gian khá nhanh.
Nguyên nhân
Do nấm Phylostica gây ra, lây lan bằng bào tử được phân tán nhờ gió.
Trị bệnh
Phun các loại thuốc nấm như trên theo đúng liều lượng. Phung xịt định kỳ hàng tháng để phòng bệnh. Cần cắt bỏ các lá bệnh.
Bệnh đốm vòng
Biểu hiện
Bệnh này có ở hàu hết các loài lan nhất là cattleya và Drndrobium. Mới đầu xuất hiện một chấm nầu đỏ. Sau lan dần thành đốm rộng như nhiều vòng tròn dồng tâm.
Nguyên nhân
Do nấm Colletctotrichum và Glocosporum gây ra.
Trị bệnh
Bệnh khá dễ trị, chỉ cần bỏ cắt bỏ lá bệnh rồi bôi vôi vào. Hoặc có thể sử dụng thuốc trừ nấm phun xịt với liều lượng theo hướng dẫn.
Bệnh do vi khuẩn
Biểu hiện
Trên lá có đốm xanh xanh, không đều, chỗ đậm , chỗ nhạt, chỗ trắng,.. Cây bị cằn cỗi không phát triển được. Hay có những sọc đen đỏ, hoặc vàng hư trên lá. Hoa lan bị hư do những vết khảm hay những đốm trắng nâu.
Nguyên nhân
Do virus Tabaco mosaie, Orchid strain lay lan qua dụng cụ cắt tách chiết hay do côn trùng mang đến.
Trị bệnh
Phải để riêng và phun thuốc kháng sinh Agrimycin, Streptomycin,Tetracyclin. Nếu không hiệu quả cần đốt bỏ các cây bệnh.
Bệnh vàng lá đột ngột và đồng loạt
Do sương đêm không khí có ẩm độ cao, hơi se lạnh. Vi khuẩn của bệnh vàng lá tấn công từ phía dưới của lá. Bệnh này phát triển ban đêm. Lá đột ngột vàng hàng loạt từ gốc lên. Lá vàng chỉ cần dụng nhẹ là rụng chứng tỏ cây đã bị bệnh này. Trên chi dendrobim dễ bị nhất và mocara đứng thứ hai. Sử dụng thuốc SuperTim phun theo hướng dẫn.
Cây lan bị bệnh nào mức độ nặng nhẹ đều làm cây bị mất sức và không còn đẹp. Chính vì vậy việc phòng bệnh quan trọng hơn là việc trị bệnh. Cần dọn dẹp vệ sinh vườn định kỳ, phun thuốc trừ nấm định kỳ. Cũng cần chú ý đến việc tưới nước, bón phân đúng cách. Thiết kế giàn lan theo quy chuẩn. Vườn cần thông thoáng, lượng ánh sáng cần thiết phù hợp với giống lan trồng. Nắm được các kiến thức về bệnh hại trên phong lan để xác định đúng bệnh và trị đúng cách. Chúc các bạn may mắn!