Cách bón phân cho cây trồng trong chậu ban công sân thượng
Cách bón phân cho cây trồng trong chậu là điều cần thiết. Bên cạnh việc tưới nước đầy đủ cho cây. Thì việc bón phân là cơ sở để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Bởi đặc tính này mà nhiều người rất quan tâm đến việc. Bón phân như thế nào là đúng? Là đủ? Và không gây nguy hại cho cây. Việc bón phân không đúng làm cây mắc nhiều bệnh và dẫn đến chết cây.
Mặc dù mỗi cây trồng chậu sẽ có các đặc tính khác nhau. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều đặc điểm tương đồng. Về môi trường và đặc tính trồng chậu giống nhau. Vì vậy, cách bón phân cũng sẽ tương tự nhau.
Cây trồng trong chậu sẽ có những đặc điểm riêng biệt Có thể phần giống cũng có phần khác về cách bón. Dưới đây là sơ lược về cách bón phân cho cây trồng trong chậu. Cùng tìm hiểu nhé.
Các dạng phân bón
Phân bón lỏng dạng dung dịch
Phân bón lỏng là lựa chọn để cải thiện nhanh chóng tình trạng úa vàng của cây. Tuy nhiên cần đặc biệt chú ý tới liều lượng ghi trên bao bì. Dùng ít hơn thì không sao. Tuy nhiên nếu nhiều hơn, cây không những không sinh trưởng tốt. Mà còn có thể bị phát triển rễ, phá dáng, hoặc xấu đi. Nên bón khoảng 3/4 liều lượng được ghi trên bao bì. Trước khi tưới, cần làm ẩm và tới đất, tạo điều kiện cho cây hấp thụ.
Dạng phân bón này sẽ rất thích hợp. Trong sử dụng bón phân thông qua hệ thống tưới tự động. Bằng cách sử dụng bộ châm phân tự động phân phối qua đường ống dẫn. Và đưa đến các đầu tưới được gắn ở từng cây. Đảm bảo tính đúng – đủ – ít tốn sức cho người trồng.
Phân bón tan chậm dạng viên nén
Là loại phân bón sẽ tan từ từ qua mỗi lần tưới. Tránh được việc sốc thuốc do quá liều lượng không cần thiết. Phân tan từ từ vào đất và cây sẽ hấp thu dần qua một khoảng thời gian. Giúp cây có đủ chất dinh dưỡng nhưng không cần phải tốn công bón quá nhiều lần.
Thường đối với dạng phân này đã qua xử lý vi sinh như phân dê, phân bò, trùn quế,…Vì vậy nên mua các dạng phân đã qua xử lý sẽ đảm bảo không gây tác hại đến con người.
Thời điểm bón phân
Khi cây bệnh
– Nếu phát hiện lá cây bị vàng nhạt, mọc chậm và yếu, lúc đó phải bón phân. Bón đúng liều lượng là cần nắm vững bón bao nhiêu phân.
Cây con sinh trưởng, ra hoa
– Chú ý bón phân trong kỳ cây con xúc tiến sinh trưởng. Thời kỳ ra hoa nên bón phân lân để có lợi cho cây ra hoa. Ngoài ra còn chú ý đến mùa bón phân. “Mùa xuân hè cây sinh trưởng nhanh có thể bón nhiều phân. Mùa thu cây sinh trưởng chậm nên bón ít. Sang mùa đông thì không cần bón phân. Số lần bón phân cũng là một vấn đề quan trọng. Nên bón nhiều lần. Nhưng lượng bón mỗi lần không nên nhiều nhất thiết không được bón quá: nhiều, quá đặc.
– Thời kỳ từ lập xuân đến lập thu nói chung 1 – 2 tuần bón 1 lần. Sau lập thu cứ 2- 3 tuần bón 1 lần, đến lập đông không cần bón. Thường bón phân vào lúc chiều tối, đặc biệt chú ý mùa nóng nực. Không nên bón vào buổi trưa, vì nhiệt độ cao phân dễ gây vết thương cho rễ. Ngoài ra trước khi tưới nước phân, tốt nhất nên xới qua đất quanh gốc cây. Như thế có lợi cho việc thấm sâu vào rễ.
– Thường bón phân vào lúc chiều tối. Đặc biệt chú ý mùa nóng nực không nên bón vào buổi trưa. Vì nhiệt độ cao phân dễ gây vết thương cho rễ. Ngoài ra trước khi tưới nước phân. Tốt nhất nên xới qua đất trong chậu, như thế có lợi cho việc thấm sâu vào rễ.
Các cách bón phân
Bón phân có nhiều cách nhưng có thể tập trung vào 3 cách chủ yếu. Bón trên bề mặt, bón cho đất bón phun lá.
Cách bón phân trong từng giai đoạn phát triển
Bón lót và bón thúc trong từng giai đoạn
– Bón lót: Phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ hoặc hữu cơ vinh sinh, bột đậu tương ngâm, các loại phân lân…
– Bón thúc phát triển cành, thân, lá: Các loại đạm như đạm Urea, đạm SA…, NPK 20.20.15, NPK 16.16.8…
– Bón thúc phân hóa mầm hoa: Các loại phân lân như Lân supe, DAP, NPK 5.10.3… Phân lân (P) có tác dụng cành lá phát triển tốt, bền. Phân Kali (K) cho màu sắc hoa sặc sỡ và bền hơn.
– Bón thúc tạo quả: Các loại phân có hàm lượng NPK đồng đều.( NPK 15.15.15, NPK 13.13.13 hoặc các loại kali).
Các lưu ý khi bón phân:
Khi bón phân hữu cơ nhất thiết không bón phân chưa hoai mục, phải bón đúng lượng từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc nếu không rễ cây sẽ bị cháy, lá cây chết khô.
Một số nhà trồng hoa đào đã tổng kết kinh nghiệm bón phân như sau: “4 nhiều, 4 ít, 4 không, 3 kỵ”
+ “4 nhiều’ là bón nhiều phân khi (1) cây vàng, yếu, (2) trước khi nảy chồi, (3) kỳ ra nụ hoa, (4) sau mùa hoa nở.
+ “4 ít’ là bón ít phân khi: (1) cây khoẻ, (2) nảy chồi, (3) hoa nở, (4) mùa mưa.
+ “4 không’ là không bón phân khi: (1) cây mọc cao vống, (2) khi mới trồng, (3) nắng nóng nhiều, (4) cây ngủ nghỉ…
+ “3 kỵ” là (1) kỵ phân bón đặc, (2) kỵ phân nóng tránh bón vào buổi trưa mùa hè lúc nhiệt độ đất cao, (3) kỵ phân dính rễ cây.