Còn gì tuyệt vời hơn khi tận dụng khoảnh sân rộng trước nhà thành một khu vườn thảo mộc nho nhỏ. Với các loại thảo mộc như kinh giới, sả, húng quế, .. chúng không những mang lại hương vị đặc trưng, làm món ăn thêm hấp dẫn mà còn có rất nhiều lợi ích khác. Chỉ với vài chậu cây thôi, không gian nhà bạn không chỉ được tô điểm thêm chút sắc xanh thiên nhiên, mà còn làm sạch không khí hạn chế ruồi, muỗi có hại cho sức khỏe.
Thậm chí, với các căn hộ không có bất kì không gian ngoài trời nào, việc trồng thảo mộc cũng không khó để thực hiện. Nơi lý tưởng cho một khu vườn thảo mộc là nhà bếp, nơi bạn có thể hái một ít hoa lá tươi và sử dụng chúng trong các món ăn ngay lập tức. Nếu trong nhà bếp bạn không đủ chỗ, bạn vẫn có thể trồng thảo mộc trong bất kì căn phòng đầy nắng nào.
Trồng các loại thảo mộc trong chậu tại nhà đem lại hương vị tươi mới cho từng món ăn, điều này không hề khó với bất kì người làm vườn nào. Kích cỡ khu vườn của bạn không quan trọng, thông thường mọi người sẽ chọn chậu gọn và dễ di chuyển, có thể đặt ở bất cứ nơi nào miễn cây được cung cấp đủ ánh nắng mặt trời. Ngày nay, việc trồng thảo dược được biết đến rộng rãi vì nó giúp tiết kiệm chi phí thay cho việc bạn phải tốn một khoản tiền mua hoa, thảo mộc từ siêu thị.
Chậu thảo dược mang lại cực nhiều lợi ích, không chỉ là cung cấp hương vị. Chúng tôi nghĩ bạn sẽ cảm thấy thích thú và cực kì thư giãn khi không gian nhà thoang thoảng mùi thơm của lá và hoa trong những buổi chiều tà. Và những chậu cây nhỏ xinh sẽ luôn trông rất đẹp trên sân, hiên nhà hoặc dọc theo cửa nhà của bạn.
Dưới đây là những điều bạn cần biết khi tiến hành trồng thảo dược trong các chậu tại nhà:
1. Đảm bảo nguồn ánh sáng mặt trời
Điều đầu tiên và quan trọng nhất khi trồng cây là: cung cấp đủ ánh sáng. Hãy chọn một vị trí tiếp nhận ánh sáng đầy đủ mỗi ngày (khoảng 6 giờ hoặc hơn). Hạn chế những nơi có nhiệt độ phòng cao và nóng, vì thảo mộc phù hợp khi trồng dưới bóng râm. Nhiều loại thảo mộc như rau mùi, bạc hà, và cây húng tây có xu hướng phát triển tốt hơn khi nhận được nhiều bóng râm. Bạn cũng đừng quên kiểm tra nhãn và bao bì các gói hạt giống để đáp ứng yêu cầu về ánh sáng một cách cụ thể nhất.
Đặt chậu ở các cửa sổ hướng nam hoặc tây nam là tốt nhất, mặc dù hướng Đông hoặc hướng tây cũng không đem lại nhiều trở ngại. Tránh đặt ở phía bắc vì sẽ không cung cấp đủ sáng.
Trồng thảo mộc trong các chậu nhỏ rất tiện lợi cho việc di chuyển vườn cây khi thiếu ánh sáng mặt trời, chẳng hạn như đặt trên hiên nhà hoặc dọc lối đi bộ, tuy nhiên những nơi này không cung cấp một nguồn đất dồi dào như một khu vườn truyền thống.
2. Chậu phải thoát nước tuyệt đối
Bạn nên chọn chậu đủ lớn và chắc chắn để bao bọc hệ thống rễ và giữ hình dáng thẳng đứng cho thảo mộc.
Một nguyên tắc chung là chọn chậu có chiều cao 1/3 bằng chiều cao trưởng thành của thảo mộc (ghi trên nhãn thực vật hoặc bao gói hạt). Ví dụ, nếu một loại húng quế có xu hướng cao đến 45 cm, chậu cây phải đạt chiều cao ít nhất 15 cm.)
Đối với cây trồng lớn hơn như dưa chuột hoặc chanh, chọn chậu càng lớn càng tốt. Bất kể kích thước chậu thế nào, bạn nên chọn chậu có lỗ thoát nước để nước dư thừa thoát ra khỏi rễ.
3. Cung cấp đất phù hợp
Đảm bảo vườn thảo dược phát triển bằng cách sử dụng một hỗn hợp đất trộn sẵn chất lượng cao, bảo vệ cho cây trong tất cả trường hợp dù “thiếu nước” hay “dư thừa nước”. Hơn nữa, đất hỗn hợp trộn sẵn không dày đặc như đất vườn thông thường, vì vậy nó đẩy mạnh quá trình di chuyển nước và không khí đến rễ cây.
4. Bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng
Để cây sản sinh hoa lá tươi sạch, hãy lên kế hoạch cung cấp thêm dinh dưỡng cho các loại thảo mộc khoảng một tháng sau khi trồng. Bạn có thể sử dụng thực phẩm chuyên cho thực vật, làm theo đầy đủ các hướng dẫn trên nhãn.
Chúng tôi gợi ý bạn có thể sử dụng các sản phẩm phân trùn quế. Đây là sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, và hoàn toàn thiên nhiên.
5. Tưới nước thường xuyên
Hãy luôn đảm bảo vườn thảo dược của bạn được trồng gần nguồn nước. Các loại thảo mộc trong chậu luôn cần được tưới thường xuyên, và việc phải kéo ống tưới nước quanh vườn trong mùa hè oi bức có thể làm bạn cảm thấy khó chịu vô cùng. Bạn cũng có thể xem xét sử dụng một hệ thống tưới nhỏ giọt được thiết kế chuyên biệt cho chậu.
Các bộ dụng cụ tiện lợi này có thể tìm thấy tại cửa hàng đồ gia dụng hoặc nơi cung cấp thiết bị làm vườn tại địa phương hoặc trực tuyến. Chỉ cần bật công tắc vòi, mảnh đất khô cằn của bạn sẽ được cung cấp lượng nước đủ để phát triển mạnh khỏe.
6. Thu hoạch một cách khôn ngoan
Với ích lợi có thể dùng cho món ăn hằng ngày, bạn nên thu hoạch cây lá thường xuyên để đẩy mạnh các đợt tăng trưởng thu hoạch mới.
Với loại thảo mộc có lá phát triển thành cụm (như chanh, rau mùi, rau mùi tây), ngắt lấy lá ngoài trước tiên, và dần thu hoạch về phía trung tâm của cây.
Với các loại thảo mộc có thân thẳng đứng với một điểm phát triển (như bạc hà, húng quế, rau thơm, cải cúc), cắt từng phần riêng lẻ. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều lời khuyên khác nhau giúp cây trồng sản xuất ra nhiều cành cây hơn và trở nên xum xuê hơn, đẩy mạnh số lượng lá thu hoạch hơn.
7. Loại bỏ hoa độc hại
Với các loại thảo mộc ăn được, đương nhiên hoa của chúng sẽ ăn được. Tuy nhiên, với nhiều loại như húng quế, bạc hà và cải cúc, hương vị lá sẽ thay đổi (hấp thụ chất độc hại) một khi những bông hoa bắt đầu hình thành. Do đó, loại bỏ hoa ở các cây trồng này ngay khi bạn nhìn thấy chúng. Các loại thảo mộc khác, như hẹ và húng quế, hoa của chúng nở suốt mùa và là một nguyên liệu tuyệt vời cho món salad trong những ngày hè.
Để tìm hiểu thêm các thông tin về việc trồng thảo mộc cũng như sản phẩm hỗ trợ đẩy mạnh năng suất cây trồng, hãy xem những bài viết tiếp theo.