Dưa lưới là trái cây ngon bổ dưỡng cho những ngày hè ôi bức như thế này. Hiện tại, dưa lưới đang được trồng dưới nhiều hình thức khác nhau. Sau đây Ban Công Xanh sẽ giới thiệu cho mọi người cách trồng dưa lưới theo phương pháp thủy canh. Mọi người cùng nhau tham khảo nhé!
Dưa lưới là loại trái cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và Châu Phi có rất nhiều nước (88%), lượng potassium (300mg/100g), chất xơ (1g/100g), ít calori (48 Kcal), beta caroten và vitamin C. Là loại trái cây khoái khẩu của rất nhiều người và bổ sung chất tốt cho sức khỏe.
Trồng dưa lưới theo phương pháp thủy canh là rất phổ biến ở nhiều nơi. Với các dưỡng chất thủy canh và hệ thống chậu trồng cây thông minh thủy canh, dưa lưới được phát triển rất tốt và cho năng suất cao. Để có những trái dưa lưới tươi ngon, mọi người hãy làm theo qui trình trồng dưa lưới từ khâu chuẩn bị dụng cụ thủy canh, ươm hạt, gieo trồng đến chăm sóc.
Chuẩn bị dụng cụ thủy canh
Giá thể – rọ trồng: Đây là nơi cho hạt giống được ươm và phát triển. Do đó cần lựa chọn các rọ có kích thước vừa phải và đủ chỗ để rễ cây phát triển. Gồm có viên nén ươm hạt, mụn dừa, tro trấu, chất dinh dưỡng và vi sinh có sẵn. Giá thể là đất sét nung giúp giữ ẩm và thoát nước tốt.
Dung dịch dinh dưỡng: giúp cung cấp đủ các chất dinh dưỡng đa vi lượng và các axit cần thiết cây dưa lưới.
Dụng cụ đo pH dinh dưỡng: Độ pH tốt nhất cho dưa lưới là 6,2 – 6,5.
Gieo hạt
Bạn có thể ươm hạt trong viên nén đã ngâm nước vào rọ thủy canh và đặt các hạt giống vừa nhú mầm lên trên cùng bề mặt. Sau khi gieo hạt khoảng một tuần, mầm ươm được 2 lá thật thì bắt đầu đem ra chậu trồng. Đặt các chậu vào vị trí đã được buộc dây, cho thân của cây leo lên khi phát triển và để treo giữ khi trái lớn.
Chăm sóc cây dưa lưới
Tưới dung dịch thủy canh: đây là gia đoạn cây con chưa cần nhiều dưỡng chất. Cho nên việc tưới các dung dịch thủy canh là chưa cần thiết. Khi cây bắt đầu xuất hiện 3-4 lá thì thì mới tưới, từ 0.5 – 0.8 lít/ngày cho cây.
Cắt tỉa: Giai đoạn cây con phát triển sẽ sinh ra các nhánh xung quanh rất nhiều. Nên tỉa và chừa lại một nhánh chính. Thường xuyên kiểm tra dung dịch thủy canh, dụng cụ đo pH và ppm. Cây sẽ phát triển tốt và nhanh chóng ra hoa.
Thụ phấn: Khi thấy hoa bắt đầu chuyển sang màu vàng, nếu không có ong bướm đến vườn, phải tự ngắt hoa đực để thụ phấn hoa cái đậu tría. Thời gian tốt nhất là từ 6h -8h sáng để tăng tỉ lệ đậu cho quả. Đồng thời nếu thấy hoa đậu quả nhiều thì nên ngắt bớt hoa.
Kiểm tra lượng nước tưới: Việc thiết kế hệ thống bảo đảm nước được cung cấp đủ đến từng chạu và có lối thoát. Lượng nước dinh dưỡng chưa sử dụng hết sẽ được thu hồi về bể chứa và được bơm tuần hoàn cấp lại cho cây.
Bổ sung phân bón: Trước khi thu hoạch một tuần, bạn có thể thêm 100g phan kali vào bồn dinh dưỡng để tăng độ ngọt cho trái cây.
Treo quả: Khi quả đã to, trọng lượng tăng, bạn cần phải dùng dây treo cây lên.
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên vệ sinh vườn trồng, ngắt bỏ lá già, vệ sinh bồn nước.
Liên hệ với chúng tôi
Hiện tại, chúng tôi có bán các dòng sản phẩm chậu Composite với nhiều dòng khác nhau. Nếu có thắc mắc cần tư vấn kĩ hơn và liên hệ lắp đặt, hãy liên hệ ngay với Ban Công Xanh.
☎ (028) 3784 0622 – 0931 601 472 (Như Mai)
✍ Đ/c: Số 20 khu Biệt Thự Ngân Long đường Nguyễn Hữu Thọ xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè – TP.HCM
One thought on “Một Số Lưu Ý Khi Trồng Dưa Lưới Với Hệ Thống Thủy Canh”