Cây lộc vừng khỏe mạnh với những chùm hoa đỏ rực hay trắng muốt luôn là tâm điểm của mọi ánh nhìn. Cây lộc vừng ra hoa không? Dưỡng cây thế nào để cây ra hoa đúng mùa? Hay cách kích thích cây Lộc vừng ra hoa vào mùa lễ tết?
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Lộc vừng – Cây lộc vừng ra hoa
Muốn cây ra hoa đẹp và nhiều thì về cơ bản cây phải khỏe mạnh, tươi tốt, không sâu bệnh. Kể cả khi trồng cây lộc vừng trong chậu hay trồng sân vườn thì cần đặt cây ở nới có đầy đủ ánh sáng. Vì cây Lộc vừng là loại cây ưa sáng, ưa nắng. Để cây ra hoa thì điều trước tiên là phải trồng cây đúng kỹ thuật và chăm sóc cây đúng cách.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Lộc vừng trồng đất ( trồng công trình hay sân vườn, cảnh quan)
Cây được chọn chủ yếu là những cây to cao trên 2m. Trước khi trồng, cần đào hố có kích thước phù hợp với bầu cây. Sau đó, cho thêm vào hố trồng sơ dừa, tro trấu và một ít phân bò trộn đều. Đặt cây vào giữa hố, lắp đất, ém đất vừa phải. Tiếp theo là chống cọc ở vị trí 2/3 thân cây tránh cây đỗ ngã.
Tưới nước giữ ẩm mỗi ngày. Đến khi thấy cây ra chồi mới tức rễ cây đã hồi phục và có rễ mới. Lúc này có thể giảm bớt số lần tưới trong tuần. Định kỳ 1 tháng/ lần bón phân cho cây. Cắt tỉa những cành tăm, cành khuất tán để cây được thông thoáng.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Lộc vừng trồng chậu
Đối với cây trồng chậu thì việc chăm sóc đòi hỏi tốn công nhiều hơn trồng đất một chút. Khi mua cây lộc vừng không được trồng sẵn trong chậu. Cần chọn chậu có lỗ thoát nước và kích cỡ thích hợp.
Hai yếu tố quan trọng nhất khi trồng chậu đó là nước và phân bón. Khi trồng chậu, rễ cây không thể tìm đến nguồn nước để tự cung cấp nuôi cây. Lượng dinh dưỡng trong đất cũng bị hạn chế tối đa. Chính vì vậy cần định kỳ 2 ngày tưới nước/ lần, bón phân định kỳ 2 – 4 tuần/ lần. Đảm bảo cây đủ nước và đủ dinh dưỡng để sinh trưởng.
Tham khảo tìm hiểu thêm qua bài viết cách chăm sóc cây lộc vừng trong chậu.
Mùa hoa lộc vừng
Cây lộc vừng ngoài tự nhiên ra hoa vào 2 đợt. Đợt một vào giữ năm tầm tháng 6 – 7 âm lịch. Đợt hai vào cuối năm tầm thánh 10 -11 âm lịch. Như vậy việc kích thích cây ra hoa vào đúng dịp tết đến, xuân về cũng có thể thực hiện.
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc ra hoa của cây lộc vừng
Ánh sáng và nước: Cây lộc vừng cần ánh sáng 100%. Nước cần cung đầy đủ, đảm bảo cây luôn dủ nước.
Độ tuổi cây: Lộc vừng ra hoa khi cây hoặc nhánh chiết đủ dộ già. Cây hay cành quá già hay quá non cũng không thể ra hoa được.
Phân bón: Với cây trồng sân vườn hay ngoài tự nhiên, cây có thể tự tìm kiếm được nguồn dinh dưỡng. Với cây trồng chậu đất thường bị nghèo dinh dưỡng, cây không đủ dinh dưỡng nên cũng không thể ra hoa. Cần thường xuyên bón phân hoai mục hay DAP định kỳ.
Cắt tỉa: Cắt tỉa những cành tăm, cành khuất tán để cây tập trung nuôi dưỡng những cành hứng sáng, cơ quan sinh sản. Cây sẽ ra hoa đúng mùa. Tuy nhiên không nên cắt tỉa quá nhiều, quá thường xuyên tạo thành lớp non. Lúc này cây tập trung dinh dưỡng để nuôi cơ quan sinh trưởng như cành non, lá non , chồi mới. Vì cậy cây không thể ra hoa.
Thời điểm kích thích ra hoa
Đối với các cây trồng sân vườn, trồng nơi ven bờ hồ, ở môi trường phụ hợp. Cây thuộc dạng cổ thụ hay được trồng lâu năm, ra hoa đúng mùa mà không cần can thiệ. Đối với cây trồng chậu hay trồng bonsai, đất thường bị nghèo dinh dưỡng. Thường xuyên bón phân hoai mục hay DAP định kỳ. Thời gian kích thích đến khi cây ra hoa khoảng 3 tháng. Để cây ra hoa đúng dịp tết thì chọn đầu tháng 9 kích thích ra hoa.
Cách kích thích cây lộc vừng ra hoa
Cách 1: Làm cho cây sinh trưởng trong điều kiện ngập nước
Sử dụng để kích hoa cho cây lộc vừng trồng chậu. Bít lỗ thoát nước dưới đáy chậu. Sau đó, đổ nước vào chậu cho nước ngập một phần rễ cây khoảng 30%.
Sau một tháng khi cây vừa quen với tình trạng rễ ngập nước thì thoát nước ra. Lúc này bắt đầu phun KNO3 kết hợp vitamin B1 liều lượng 100 gam KNO3 + 12 ml B1 cho bình 8 lít nước phun ướt toàn bộ tán lá cây (lúc chiều mát).Thời gian phun là 3 lần cách nhau 7-10 ngày. Tưới nước vừa đủ, khi thấy cây Lộc vừng phún chồi lá thì mới tưới nhiều.
Cách 2: Siết nước tưới kết hợp với lặt lá cây
Áp dụng được cả với cây trồng chậu và cây trồng sân vườn. Khi cây sinh trưởng tốt, để giúp cây chuyển sang giai đoạn phân hóa mầm hoa. Thực hiện cắt nước, không tưới hoàn toàn trong thời gian 5 – 7 ngày.
Khi thấy lá cây có dấu hiệu vàng héo thì tưới nhẹ vừa đủ ẩm; sau đó lặt bỏ hết lá trên cây. Dùng KNO3 và vitamin B1 với liều lượng 120 g KNO3 + 12 ml B1 pha trong bình 8 lít nước phun ướt toàn bộ tán cây (lúc chiều mát). Phun 3 lần cách nhau 7- 10 ngày. Khi thấy cây phun lá non thì tưới nước đầy đủ.
Lưu ý: Để cây lộc vừng ra hoa bền trong thời gian dài . Cần bón thêm phân hạt NPK 5-15-25 TE rải xung quanh đất gốc cây. Xong dùng đất lấp lại.
*** Liều lượng sử dụng
– Cây trong chậu nhỏ ( Đường kính chậu từ 60 – 80 cm) 1 muỗng canh cho một lần bón
– Cây trung bình (Đường kính chậu 100 – 120 cm): 2 muỗng canh cho một lần bón
– Cây to ( Đường kính chậu > 120 cm): 3 muỗng canh cho một lần bón.