Chia sẻ kinh nghiệm

Sâu đục thân trên cây lộc vừng – Phương pháp phòng trừ

sâu đục thân trên cây lộc vừng

Lộc vừng hiện đang là thú vui tao nhã hiện nay. Khi trồng cây thường gặp phải nhiều loại sâu bệnh khác nhau. Nhưng khiến người chơi đau đầu nhất là bệnh sâu đục thân. Tìm hiểu cách phòng trừ sâu đục thân trên cây lộc vừng qua bài viết sau.

Sâu đục thân là gì?

Sâu đục thân hay sâu đục cành là thuật ngữ chỉ những con côn trùng sống ký sinh ở thân cây hay cành cây. Đối tượng gây hại của sâu đục thân là cây ăn trái, cây lương thực, cây công nghiệp hay cây cảnh,..

Cơ chế hoạt động của sâu đục thân

Sâu đục lỗ vào bên trong thân cây. Sâu ăn phần lõi cây tạo thành hệ thống đường hầm ngày càng lớn. Sự phát triển của nó nhanh sức nên sự phá hủy phần giác gỗ ngày càng nhanh. Thân cành bị sâu thì mạch rây và mạch gỗ bị phá hoại không vận chuyển được nước và chất dinh dưỡng. Cành bị héo, thân dễ gãy khi gặp gió lớn. Không phát hiện kịp thời, tình trạng kéo dài cây sẽ dần bị khô héo và chết.  

sâu đục thân trên cây lộc vừng

Triệu chứng của sâu đục thân trên cây lộc vừng

Cây bị sâu đục thân trên thân hay cành có những lỗ tròn. Đường sâu đục hướng về phía gốc cây. Cứ cách một đoạn sâu đục 1 lỗ ra ngoài để thải phân. Sâu thường thải mùn gỗ màu nâu trắng( phân sâu) ở những  vị trí lỗ đục mới. Nhìn quanh gốc cây có lớp mùn thì chắc chắn cây đang bị sâu đục thân. Nếu không tìm được lỗ do sâu đục thì chỉ cần do theo vết mùn để lại. Cây bị sâu đục thân khiến cành lá bị hép. Khi mới bị sâu đục, lá chỉ héo vào lúc trời nắng, nhiệt độ cao, ban đêm cây tươi tốt. Khi cây bị nặng, thời gian héo của cây ngày càng dài.

sâu đục thân trên cây lộc vừng

Cách phòng tránh sâu đục thân trên cây lộc vừng

Cây quá um tùm cần cắt tỉa bớt các cành lá nhỏ khuất tán để cho cây thông thoáng. Việc cắt tỉa không chỉ giúp cây phát triển tốt mà còn giúp dễ phát hiện các loại sâu bệnh. Trong quá trình chăm sóc tưới nước, cắt tỉa, bón phân cho cây là những việc không thể thiếu. Việc kiểm tra định kỳ quanh thân cây xem có lỗ nào không cũng rất quan trọng. Phát hiện lỗ hổng càng sớm cây có tỷ lệ sống càng cao. Khi thấy lớp mùn do sâu đục phần lõi trong thân thải ra thì cây đã bị nặng.

Ngoài ra còn có thể sử dụng thuốc lưu dẫn Busudin rải quanh gốc. Thuốc sẽ ngấm vào cây từ từ qua những lần tưới hay mưa. Sâu ăn thân cây sẽ bị chết. Tuy nhiên không nên sử dụng thuốc này thường xuyên vì ảnh hưởng đến sức khỏe của người trồng.

Cách trị sâu đục thân

Nếu phát hiện sớm, khi sâu chỉ mới đục vào những cành non hay thân. Lá mới héo, vẫn còn xanh, mép lá hơi uốn cong. Thì có diệt sâu bằng cách cắt bỏ những cành non một cách triệt để, hiệu quả 80-90%. Trên những cành to, than hay gốc thì có dùng thanh kim loại hay bất cứ vật liệu nào đủ cứng chọt vào lỗ ngoáy moi sâu ra.

Nếu phát hiện muộn, Cso thể sử dụng một trong các loại thuốc Regent 800WG, Vibasudin 50ND, Viphensa 50ND, Bini 58 40ND. Những loại thuốc trên pha với nước đúng liều lượng. Dùng xylanh 5ml hoặc loại 10ml bơm thuốc vào đường hầm. Sau khi bơm thuốc dùng đất sét hoặc bông gòn nhét lỗ đục lại để diệt sâu non.

Liên hệ với chúng tôi

Hiện tại, chúng tôi có bán các sản phẩm đất, phân bón, giá thể và dụng cụ làm vườn cho cây trồng, các loại chậu và nhiều loại cây xanh cảnh quan. Nếu có thắc mắc cần tư vấn kĩ hơn, hãy liên hệ ngay với Ban Công Xanh.

☎ (028) 3784 0622 – 0931 601 472 (Như Mai)
✍ Văn phòng: Số 20 Khu Biệt Thự Ngân Long, Đường Nguyễn Hữu Thọ, X. Phước Kiển, H. Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *