Một trong những loài hoa được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian gần đây với vẻ đẹp quý phái, sang trọng đó chính là hoa Lan. Người mới chơi Lan thường gặp nhiều vấn đề, trong đó vấn đề về việc cung cấp dinh dưỡng như thế nào cho hợp lý luôn được tìm kiếm câu trả lời. Như chúng ta đã biết, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Tùy vào mỗi giai đoạn sinh trưởng phát triển mà Lan cần loại phân với hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Cùng tìm hiểu cách chọn phân bón cho cây Lan qua bài viết sau đây.
Cách chọn phân bón cho cây lan theo từng giai đoạn phát triển của cây
Thông thường, sự sinh trưởng và phát triển của cây Lan sẽ trải qua 5 giai đoạn: mọc mầm, trưởng thành, ngủ nghỉ, ra hoa, hoa tàn. Tùy vào mỗi giai đoạn mà cây cần lượng dưỡng chất khác nhau. Cần bón phân có nồng độ dưỡng chất phù hợp. Đặc biệt, vitamin B1 là loại khoáng chất không thể thiếu với cây Lan.
Giai đoạn mọc mầm (cây con)
Cây con mọc từ cây mẹ
Sau khi hoa tàn, hầu hết tất cả các cây lan đa thân đều sẽ mọc mầm mới. Vào thời điểm này thì việc bón phân chưa thật sự cần thiết. Vì mầm con được nuôi từ dinh dưỡng ở cây mẹ. Khi mầm đã phát triển thành cây con đã ra được rễ dài khoảng 2-3 cm. Có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng thuốc dưỡng cây: atonic, vitamin B1 pha thật loãng.
Cây nuôi cấy mô
Với những cây con mới được đem trồng từ bình nuôi cấy thì bón phân lúc này cũng chưa cần thiết. Cây con nuôi cấy có chiều cao khoảng 3-4cm với một ít rễ con. Trong 2 tuần đầu tiên chỉ tưới nước cho cây định kỳ 2 lần/ ngày vào sáng sớm hay ráng chiều trước 16h. Tuần thứ 3 phun thêm vitamin B1 với nồng độ 1ml/ lít nước.
Từ tuần thứ 4 trở đi, có thể phun phân NPK 30-10-10 kết hợp phân hữu cơ sinh học BiO-1 và Vitamin B1 phun luân phiên từ 1 – 2 lần/tuần. Nồng độ phân tưới cho lan con như sau:
– Phân NPK 30-10-10 dùng 0.5 – 1 g/lít nước.
– Phân hữu cơ sinh học BiO-1 dùng 1 – 2 ml/lít nước.
– Vitamin B1 dùng 0.5 – 1ml/lít nước.
Giai đoạn trưởng thành
Đây là giai đoạn cây con cao khoảng 10- 15 cm. Rễ ra nhiều và dài khoảng trên 5cm. Ở giai đoạn này cần bón phân có hàm lượng đạm cao hơn các hàm lượng khác. Cây hút đạm chủ yếu ở dạng NH4+ và NO3–.
Cây Lan con đang trong giai đoạn ra chồi ra lá cần nhiều đạm để tăng trưởng nhanh. Đạm được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như: Phân vô cơ đơn (phân đạm ure), phân vô cơ tổng hợp NPK, DAP với tỉ lệ đạm cao. Hay phân hữu cơ như: phân dê, phân dơi, phân trùn quế hạt mận, phân bò vi sinh,…
Đạm đóng vai trò hình thành protein, là thành phần cơ bản của sự sống. Đạm tham gia vào cấu tạo của axit nucleic, có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất. Phân đạm là thức ăn chính của cây, giúp cho chồi, lá phát triển.
Liều lượng phân bón cho cây Lan trong giai đoạn trưởng thành trong giai đoạn trưởng thành
Tên phân bón | Hàm lượng NPK | Công dụng | |
Phân vô cơ | Phân Ure
|
46% N | Phân tăng trưởng có hàm lượng đạm cao. Ví dụ: NPK 30.10.10 |
Phân NPK + Công thức | Tỷ lệ NPK dựa vào chỉ sổ công thức trên bao bì | ||
Phân hữu cơ công nghiệp | Phân trùn quế dạng viên | Hàm lượng NPK 3:3:2 và một số nguyên tố trung vi lượng | Tất cả các loại phân hữu cơ đều bón tốt cho lan. Cho phân hữu cơ bỏ vào túi hay lọ phân rồi cắm trên gốc lan. Tưới nước phân sẽ tan ra dần, cây sẽ hấp thụ.
Đối với phân dơi nên bón vào cuối kì sinh trưởng để làm chất kích thích cho giai đoạn ra hoa nhiều hơn. |
Phân dê
|
Hàm lượng NPK 3:1:2 và một số nguyên tố trung vi lượng | ||
Phân dơi | Hàm lượng NPK 6:9:3 và một số nguyên |
Liều lượng dinh dưỡng phân bón dạng lỏng cho cây Lan
Tên phân bón | Hàm lượng NPK | Công dụng |
Phân bón dạng dung dịch | Dung dịch cao cấp S-amin | Thành phấn chính là Amino Acid (>15%) | Amino Acid là thành phần cấu tạo nên protein và enzim, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tế bào. Quá trình tổng hợp Amino Acid và Peptide rồi hình thành nên Protein và enzim tăng cường sức chống chịu của lan. |
Dung dịch trùn Quế rong biển bón lá | Hàm lượng NPK và một số nguyên tố trung vi lượng. 100% dịch trùn quế có hàm lượng đạm cao | Sử dụng bổ sung dinh dưỡng cho lan trong giai đoạn cây trưởng thành đang sinh trưởng phát triển mạnh. | |
Dinh dưỡng phức hợp cho hoa lan | Hàm lượng NPK 4:2:0 và một số nguyên tố trung vi lượng |
Giai đoạn ngủ nghỉ
Gian đoạn này cây ngừng phát triển, tập trung chất dinh dưỡng để chuẩn bị ra hoa. Lúc này, cây không ra lá mới, rễ mới, có thể rụng hết lá tùy loài lan. Cây không cần nước nhiều như ở hai giai đoạn trên. Trong thời gian ngủ nghỉ, cây không cần phân bón. Vì mọi hoạt động sinh trưởng và phát triển của cây hoàn toàn ngừng hẳn. Cây chỉ thực hiện quá trình quang hợp và hô hấp. Để cây ra hoa tự nhiên tưới nước thưa đi mỗi tuần 1 lần. Chỉ cần đảm bảo cây đủ độ ẩm để thân không bị teo tóp lại.
Nếu muốn kích thích cây ra hoa sớm cần thay đổi phân loại bón. Lúc này, cần giảm hàm lượng đạm, tăng hàm lượng lân và kali trong phân bón. Lân có tác dụng kích thích cho lan ra hoa sớm theo ý muốn.
Không sử dụng loại phân bón 30-10-10 mà cần đổi sang loại giúp cho hoa như 10-30-20 hay mạnh hơn như 10-50-30. Nhiều người lạm dụng loại phân này cho nên sau mùa hoa, cây sẽ bị còi cọc và chết dần.
Tùy vào nhu cầu của người trồng Lan muốn ra hoa sớm nhằm mục đích thương mại hay chơi hoa tự nhiên mà có thể bón hay không bón phân.
Giai đoạn ra hoa
Khi cây nhú phát hoa hay vòi hoa lúc này cây cần nhiều dinh dưỡng. Giúp cây ra hoa bền, lên màu đẹp, to sử dụng phân có hàm lượng phân lân và kali cao. Dùng loại phân 6-30-30 để cây lấy lân và kali nhiều vòi sẽ phát triển rất nhanh. Khả năng đậu hoa cao, hoa lâu tàn. Không phun lên phát hoa sẽ làm cháy phát hoa.
Giai đoạn hoa tàn
Giai đoạn này nên tưới rất ít, rất thưa gần như không tưới và không bón phân cho tới khi ra mầm mới tưới trở lại. Nên nhớ trong giai đoạn này nếu để quá khô lan sẽ còi cọc. Nhưng tưới quá thường xuyên lan sẽ chết. Lan cần độ ẩm cao, nhu cầu nước ít. Khi tưới nước quá nhiều cây rất dễ bị úng thối.
Thời điểm bón phân hợp lý
Thời gian nghỉ của Lan là khái niệm cần phải có để cây sống qua mùa khô. Khi mùa khô đến, cây ngừng tăng trưởng. Và chỉ phát triển trở lại khi mùa mưa đến. Lúc này, cây Lan sẽ bắt đầu một chu kỳ sinh trưởng phát triển mới với sức lực mới.
Trong mùa nghỉ cây Lan không hấp thu chất dinh dưỡng. Vì thế, trong thời kì này không nên bón phân cho Lan. Cây vẫn hô hấp quang hợp bình thường. Lan trữ nước và dinh dưỡng cần thiết trong thân (giả hành) để sử dụng trong mùa nghỉ. Chính vì vậy mà vào mùa nghỉ, giả hành hơi teo, nhăn lại hay rụng hết lá ở một số loài. Khi trồng ở vườn nhà cần đảm bảo đủ độ ẩm để cây không bị khô dẫn đến chết.
Trên thực tế, người trồng lan luôn muốn cây lan của mình ra hoa to, đẹp, thường xuyên nên không cho Lan nghỉ. Đối với những cây lan nhập, Lan lai được thuần hóa không cần thiết phải cho lan nghỉ. Nhưng đối với Lan rừng thì thời gian nghỉ là vô cùng quan trọng.
Vấn đề cho Lan nghỉ hay không tùy thuộc vào từng người trồng. Quan trọng là cách bón phân ở từng giai đoạn phát triển. Cây phải đến độ trưởng thành đủ cacbohydrat và protein mới phát dục ra hoa được.
Thời gian tưới phân cho cây thích hợp nhất là vào lúc sáng sớm. Cây có thời gian dài để hấp thụ phân bón. Cần tưới nước trước 30 phút rồi mới tưới phân.
Kết luận
Có rất nhiều loại phân, cần chọn loại phân nào dễ hòa tan nhất, ít tạp chất nhất, có nhiều nguyên tố đa lượng, vi lượng. Cần kết hợp các loại phân bón để cây lan mập khỏe. Tùy theo khả năng và nhu cầu mà chọn lựa loại phân thích hợp.
Đối vơi cây lan còn nhỏ chọn loại phân tăng trưởng có hàm lượng đạm cao. Lan trưởng thành chuẩn bị ra hoa chọn phân có hàm lượng lân cao. Đối với lan ra hoa muốn cho cho hoa đẹp bền chọn phân có hàm lượng kali cao.
Cần tưới nước 30 phút trước khi tưới phân. Pha phân với nước sạch sao cho phân tan hết. Pha đúng liều lượng theo hướng dẫn. Tưới phân vào buổi sáng sớm để cây hấp thụ tốt nhất. Sau khi bón phân tàm 4-5 tiếng nên tưới nước thêm 1 lần nữa. Để kích thích rễ và lá cây hấp thu thêm số phân còn lại.