Chuối nổi tiếng là một trong những loại trái cây giàu dinh dưỡng nhất. Ngoài việc được biết đến là một loại trái cây tốt cho sức khỏe con người hay các sản phẩm như rượu chuối, kẹo chuối, mứt chuối,… Một lượng chuối lớn trên thị trường còn được dùng làm dịch chuối cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Hiện chuối là ứng viên hàng đầu trong việc ủ phân bón tại nhà. Cùng tìm hiểu cách làm dịch chuối – một loại thần dược cho cây trồng nhé!
Chuối và hàm lượng dinh dưỡng có trong chuối
Ở nước ta, chuối được trồng ở rất nhiều vùng và khá phổ biến. Chúng ta có thể mua loại trái cây này một cách dễ dàng không quá khó khăn.
Chuối là loại trái cây, cung cấp rất nhiều nguồn dinh dưỡng như: chất xơ, vitamin, protein, khoáng chất, chất chống oxi hóa, kali …
Trong chuối chứa rất nhiều carbonhydrat, vitamin, khoáng chất, kali hữu hiệu, hoạt chất thực vật có hoạt tính sinh học … rất tốt cho cây trồng. Các hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học rất tốt cho cây trồng như:
Dopamin: đóng vai trò như là chất chống oxy hóa mạnh
Catechin: chất chống oxy hóa mạnh
Bottom Line: Chuối giàu vitamin, khoáng chất bao gồm kali, vitamin B6 và vitamin C
Trong chuối có rất nhiều dưỡng chất hữu ích, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển mạnh. Tuy nhiên, nếu bón trực tiếp hiệu quả hấp thu dưỡng chất từ quả chuối của cây trồng rất kém. Chính vì vậy, chuối được sử dụng làm dịch chuối bón cho cầy trồng.
Dịch chuối là gì?
Dịch chuối là dòng phân bón hữu cơ được giới chơi lan ví như là “ thần dược cho lan”. Dịch chuối được tạo ra từ nhiều cách bằng đun sôi, ủ với men vi sinh, chế phẩm sinh học E.M,..
Dịch chuối cũng bón rất tốt cho các loại cây trồng khác như: rau ăn lá, hoa hồng, cây cảnh bon sai ….
Đặc biệt, dịch chuối làm từ 100% hữu cơ cực kỳ tốt cho cây tròng cũng như an toàn đối với con người và môi trường.
Công dụng của dịch chuối
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, dịch chuối có nhiều công dụng khác nhau. Một số công dụng nổi bật:
- Giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt nhất nhờ hàm lượng Kali hữu hiệu trong chuối
- Kích thích cây ra rễ, tạo chồi nhanh và khỏe mạnh. Do đó, dịch chuối được sử dụng phổ biến cho các loại hoa, đặc biệt là hoa lan và hoa hồng. Khi tưới dịch chuối, hoa hồng thường đâm chồi rất nhanh.
- Cung cấp hệ sinh vật có ích cho rễ cây
- An toàn và thân thiện với người sử
Cách chọn nguyên liệu chuối làm dịch chuối thần dược
Nên chọn chuối đã chín, có thể chọn những quả có mẫu mã không đẹp. Chuối chín thường được thu mua với giá thành khá rẻ do sản lượng chuối hàng năm ở nước ta rất lớn. Nhưng tuyệt đối không chọn chuối xanh làm dịch chuối.
Khi chuối chín, các dưỡng chất hữu ích mới tập hợp đầy đủ nhất. Các hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học, vitamin, kali hữu hiệu … được sinh tổng hợp nhiều nhất khi chuối chín.
Cũng theo các nhà khoa học Nhật Bản, chuối càng chín, vỏ càng có nhiều đốm đen thì càng chứa nhiều TNF (tumor necrosis factor), lúc này chuối nhiều dinh dưỡng nhất.
Cách ủ dịch chuối với chế phẩm E.M thứ cấp
Cách kích hoạt E.M sơ cấp thành E.M thứ cấp
Pha 10ml E.M sơ cấp + 10ml Cơ chất + 200ml nước sạch cho vào chai nhựa có nắp đậy. Đậy kín chai ủ trong 5-7 ngày trong tối, tránh ánh sáng trực tiếp.
Quá trình kích hoạt xảy ra trong môi trường yếm khí. Cần đảm bảo đậy kín chai để quá trình được diễn ra đạt hiệu quả.
Cách ủ dịch chuối
Nguyên liệu: 1kg chuối chín, 1 bình nhựa (loại 2 lít), 500ml nước lọc, 100ml E.M Thứ Cấp.
Cho 500ml nước sạch và 100ml E.M Thứ Cấp vào bình 2 lít. Cắt chuối thành lát nhỏ rồi cho tiếp vào bình.
Đậy kín bình và ủ trong khoảng 30 ngày (khi bình ủ có mùi thơm đặc trưng của chuối) là có thể sử dụng được.
Cách sử dụng dịch chuối
Dùng vải ( hoặc rây lọc) lọc lấy phần nước làm phân bón lá, phần bã để bón gốc cho cây.
Pha loãng dịch chuối với nước sạch theo tỷ lệ 1 lít dịch chuối : 10 lít nước. Phun ướt đều 2 mặt lá, phần còn dư sau khi phun lá dùng để tưới gốc. Phun định kỳ 1-2 tuần/lần.
Chú ý: Quá trình ủ sẽ sinh khí, cần mở nắp bình 1-2 ngày/lần để khí thoát ra ngoài
Nhận biết cách làm dịch chuối thần dược thành công
Trong quá trình ủ, dịch chuối có hiện tượng sôi trào do quá trình lên men.
Dịch chuối có mùi thơm, không có mùi hôi thối.
Trên đây là những chia sẻ của Gía Thể về cách làm dịch chuối cũng như công dụng của loại thần dược này. Hi vọng bài viết hữu ích này sẽ được các bạn áp dụng thành công!
Xem thêm:
- Cách chăm sóc hoa hồng từ những bước đầu
- Cách ủ rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ
- Cách ủ phân dê sử dụng cho cây trồng
- Cách trồng cây gia vị – trong nhà và ngoài vườn
- Phân bón cho rau củ – Bao nhiêu là đủ? Dựa trên những yếu tố nào?
- 8 loại phân bón của Úc cho cây trồng- cây khỏe mạnh vụ mùa bội thu