Chia sẻ kinh nghiệm, Đất, phân, chất dinh dưỡng

Làm đất trồng hoa hồng trong chậu, bạn cần chuẩn bị những gì?

làm đất trồng hoa hồng trong chậu

So với việc trồng dưới đất, giá thể hoa hồng trồng chậu có nhiều yêu cầu khắt khe hơn. Bởi, tất cả nguồn lực cung cấp cho cây đều bị giới hạn trong chậu. So với việc trồng dưới đất, hoa hồng có thể tìm nguồn dinh dưỡng từ các vật liệu hữu cơ phân hủy, nước ngầm,.. Còn việc trồng chậu, kết quả sinh trưởng của hoa hồng sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào những gì bạn cung cấp. Vì thế, quan tâm đến cách làm đất trồng hoa hồng trong chậu không hề thừa một chút nào.

Đất trồng hoa hồng trong chậu cần có những đặc tính gì?

Hoa hồng là loại cây ưa đất giữ ẩm tốt, nhưng cũng thoát nước tốt, và giàu dinh dưỡng. Bên cạnh đó, rễ hoa hồng cũng chỉ sinh trưởng tốt trong giá thể có độ pH dao động quanh mức 6,5. Vượt quá nhiều so với mức này, rễ cây sẽ có hiện tượng còi cọc do không thể hấp thu dinh dưỡng từ đất. Với việc trồng trong chậu, đất trồng hoa hồng cũng cần được đáp ứng các điều kiện trên. Tuy nhiên, yếu tố thoát nước và giàu dinh dưỡng được ưu tiên hơn cả.

Để hỗ trợ cây phát triển và tạo điều kiện cho đất trồng tốt phát huy tác dụng. Bạn chắc chắn cần chuẩn bị chậu có lỗ thoát nước và đủ sâu để chứa bộ rễ của cây.

Xem thêm: 5 yếu tố quan trọng của đất trồng hoa hồng

Chuẩn bị các nguyên liệu làm đất trồng hoa hồng trong chậu

Sau khi đã tìm hiểu về các đặc tính mà đất trồng hoa hồng trong chậu cần. Bây giờ bạn cần tìm hiểu thêm loại vật liệu nào sẽ có tính năng nào để thêm vào giá thể. Để bạn dễ hình dung, tôi sẽ chia các thành phần nguyên liệu thành 3 loại 

Thành phần Đất

Đất sét: đất sét là loại đất thịt nặng, giàu thành phần hữu cơ nhưng thoát nước kém.

Đất thịt: là đất trung gian giữa hai loại đất cát và đất sét, có ba thành phần hạt cát-limon-sét đồng đều nhau. Đây là loại đất khá lý tưởng phù hợp cho nhiều loại cây trồng.

Xem thêm: Phương pháp kiểm tra cấu trúc đất trồng

Ngoài ra, người ta còn sử dụng nhiều loại đất khác để trồng hoa hồng như đất đỏ bazan, đất nâu đỏ, …Tuy nhiên, đặc tính chung của các loại đất này đều là thoát nước kém, dễ bị nén chặt. Vì thế, người ta ít khi nào chỉ sử dụng 1 thành phần đất nào đó để làm đất trồng hoa hồng, đặc biệt là trồng trong chậu.

Bên cạnh đó, hiện nay bạn cũng có thể tìm thấy nhiều loại đất trồng chậu trộn sẵn với tên gọi là potting mix. Loại đất này có ưu điểm là đã được trộn với tỉ lệ phù hợp với đa số cây trồng chậu. Và chúng rất tiện dụng. Thậm chí, bạn còn dễ dàng tìm thấynhững loại đất trồng hoa hồng chuyên dụng, được pha trộn riêng theo sự phát triển của cây!

Các thành phần làm tơi, xốp

Trấu tươi, trấu hun. Đây là loại vật liệu vô cùng phổ biến ở Việt Nam và có giá thành rất rẻ. Tuy nhiên, loại vật liệu này thường phân hủy khá nhanh gây ra hiện tượng xốp ảo, nhanh xẹp. Khi trộn nhiều có thể khiến giá thể kém chắc chắn dễ làm cây đổ ngã.

Xơ dừa, vỏ lạc xa, mùn cưa, vỏ cây khô. Những vật liệu này cũng rất dễ tìm ở Việt Nam và có giá thành không mắc. Tuy nhiên, những vật liệu này đều cần được xử lý trước khi sử dụng trộn vào đất cho cây. Nếu trộn nguyên liệu chưa qua xử lý, độ chát, một số mầm bệnh tồn động sẽ gây hại cây.

Đá perlite, đá pumice, xỉ than. Những vật liệu này đang ngày càng được nhiều người tin dùng hơn bởi những ích lợi chúng mang lại. Chúng sạch, không chứa mầm bệnh và không hề bị phân hủy, do thế có thời gian sử dụng rất lâu.

Các thành phần tăng độ mùn

Phân ủ hữu cơ – còn hay gọi là compost. Đây là loại vật liệu mà bạn có thể tận dụng các vật liệu bỏ đi tại nhà như vỏ trứng, bã cà phê, bã trà, vỏ trái cây. Bằng cách ủ, bạn cho phép chúng chuyển thành một dạng thức dễ hấp thụ hơn cho cây. Đồng thời, quá trình ủ còn làm tăng thêm sự hiện diện của các vi sinh vật – góp phần phát triển hệ sinh thái trong đất

Rêu than bùn – peat moss. Đây là loại vật liệu ít phổ biến hơn ở Việt Nam do là nguyên liệu nhập khẩu, và giá thành còn khá cao. Tuy nhiên, tác dụng của chúng trong việc cải tạo đất trồng là không thể bàn cãi. Chúng đã được sử dụng và chứng minh bởi hàng triệu nhà làm vườn trên khắp thế giới.
Các loại phân chuồng hoai mục như phân bò, phân dơi, phân trùn quế. Chúng thường được thêm vào đất để cung cấp thành phần hữu cơ cho đất cũng như tăng hàm lượng dinh dưỡng.

Các loại phân bón bổ sung vi lượng

Nguồn bổ sung nitơ cho cây:

Alfalfa meal – bột cỏ linh lăng, Soybean Meal – bột đậu nành hoặc bột đỗ tương, bột xương
Các vi chất dinh dưỡng khác:

Kelp Meal – Bột tảo bẹ (giàu kali), phân bón supe lân (giàu phốt pho), muối Epsom (giàu magiê)

làm đất trồng hoa hồng trong chậu 1

Các công thức trộn giá thể làm đất trồng hoa hồng trong chậu:

Giá thể ngắn hạn

Giá thể ngắn hạn được trộn chủ yếu từ các vật liệu hữu cơ, có thời gian sử dụng ngắn. Ưu điểm của loại giá thể này là giá thành rẻ, vẫn có độ tơi xốp và thoát nước tốt. Công thức này được sử dụng nhiều nhất bởi các nhà vườn, với mục đích chăm xong bán.

Công thức làm đất hoa hồng trồng chậu ngắn hạn

Giá thể dài hạn
Công thức này tận dụng các vật liệu vô cơ như đá bọt để tăng thời gian sử dụng. Thích hợp để trồng chậu, hoặc người trồng không có điều kiện để thể thay gía thể liên tục. Giá thành của nó thường cao hơn, nhưng nếu chia ra thời gian sử dụng lại có ưu thế hơn.

Công thức làm đất hoa hồng trong chậu dài hạn:

Các thành phần phân bón vi lượng bạn nên thêm vào sau cùng, sau khi đã có các thành phần cơ bản. Ước lượng lượng đất mà bạn có, từ đó cân nhắc lượng vi lượng cho vào theo hướng dẫn trên bao bì. “Ít luôn tốt hơn” – bạn hãy nhớ quy tắc này khi bổ sung vi lượng cho cây.

Sau khi đã chuẩn bị giá thể và trồng hoa hồng thành công. Giờ đây, nhiệm vụ của bạn chỉ là chăm sóc và duy trì chúng để chúng ra hoa theo mong muốn!

Xem thêm:

Cách chăm sóc hoa hồng

Cách làm giàn cho hoa hồng leo trên ban công

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *