Thời gian gần đây, tình trạng khô hạn nặng của một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ đã cho thấy tác động rõ rệt của biến đổi khí hậu lên sản xuất nông nghiệp. Nghệ An cũng đang đứng trước những thách thức về hạn hán năm nay. Trước nguy cơ thiếu nước có thể xảy ra, hiện nay nhiều nông dân Phủ Quỳ đã chuẩn bị một số phương án để ứng phó. Và một trong số đó là mô hình tưới nhỏ giọt cho cây cam, một mô hình hiệu quả đang được ứng dụng rộng rãi ở miền Tây xứ Nghệ.
Xem ngay bài viết này nếu bạn chưa biết Tưới nhỏ giọt là gì – lợi ích, chi phí lắp đặt, và cách sử dụng
Lô cam rộng 1 hecta của gia đình anh Hoàng Tiến Hội và chị Nguyễn Thị Huyền ở xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp. Để có được những cây cam khỏe, ít sâu bệnh, quả đều và ngọt, anh chị phải rất chú ý để cung cấp đủ nước cho cây.
Tháng 3, đang là thời kỳ cam vào vụ tưới. Trong khi các nhà vườn khác mất từ 1-2 nhân công tưới cho 1 ngày cho vườn cam khoảng 2 hecta thì gia đình anh Hội, chị Huyền chỉ cần bật công tắc của hệ thống tưới nước nhỏ giọt.
Theo chị Nguyễn Thị Huyền :‘Làm hệ thống tưới nhỏ giọt này có lợi rất nhiều cho gia đình, khỏi mất công di chuyển máy bơm và vòi nước, tiết kiệm được thời gian nhiều”
Nhìn thấy được lợi ích từ hệ thống tưới nhỏ giọt, gia đình anh Dương Đình Thăng cũng học để làm theo mô hình này dù gia đình anh phải bỏ toàn bộ chi phí cho vườn cam rộng 8 hecta tự đầu tư công nghệ và không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ dự án như gia đình anh Hội, chị Huyền. Nhưng những lợi ích có được sau khi đưa vào sử dụng khiến cho gia đình anh vẫn cảm thấy hài lòng dù số vốn bỏ ra cho ban đầu là không hề nhỏ: 55 triệu đồng / hecta.
Anh Dương Đình Thăng cho biết :“Hồi tưới bằng tay cần 3-4 người. Bây giờ chỉ cần 1 người là hoạt động được. Năng suất cao hơn, tiết kiệm nước hơn lúc trước rất nhiều. Năng suất lúc trước khoảng 15 tấn, bây giờ tăng lên 20-25 tấn cho 1 hecta”
Không chỉ áp dụng cho cây cam, hiện nay mô hình tưới nước nhỏ giọt đã được hàng trăm hộ dân vùng Phủ Quỳ sử dụng cho các loại cây trồng khác như bưởi, mía. Và thực tế sau 2 năm triển khai đã cho thấy công nghệ này có thể giảm được từ 40-50% lượng nước tưới, 40% lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, 80-90% công tưới, giảm chi phí và công sức đáng kể cho người dân, phù hợp để đối phó với tình trạng khan hiếm nước có thể xảy ra khi mùa hè tới.
Theo ông Võ Văn Sỹ – Chủ nhiệm Dự án – Phó Phòng Kỹ thuật Trung tâm giống cây trồng Nghệ An :“Ngoài việc tăng năng suất, áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt còn giúp chất lượng của vườn cam tăng lên, thể hiện rõ qua tỉ lệ cam đẹp vượt so với mô hình đối chứng khoảng 13%. Qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế so với phương pháp tưới truyền thống”.
Hệ thống tưới nước nhỏ giọt là công nghệ tưới tiết kiệm nước kết hợp cung cấp dinh dưỡng bằng các loại phân hòa tan đã quá quen thuộc với các quốc gia phát triển trên thế giới, và được áp dụng khá hiệu quả tại một số vùng trồng cam, nho, thanh long, mía ở Việt Nam. Tại Nghệ An, Phủ Quỳ là vùng đất đầu tiên được đưa mô hình này vào thử nghiệm từ 2 năm nay, được bà con đón nhận rất tích cực. Từ 1 hecta mô hình ban đầu, đến nay diện tích tưới nhỏ giọt đã lên tới hơn 200 hecta cho rất nhiều loại cây trồng. Đây được xem là 1 xu hướng mới trong phát triển nông nghiệp nhằm ứng phó với tình trạng khô hạn và biến đổi khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.
Một trong những đơn vị cung cấp thiết bị tưới nhỏ giọt hàng đầu Việt Nam hiện nay là Nhà Bè Agri. Nhà Bè Agri đã tư vấn, cung cấp thiết bị cho hàng ngàn nhà vườn trải dài trên khắp đất nước. Chi phí trung bình cho 1 hecta tưới nhỏ giọt vào khoảng 36,7 triệu, đây là mức giá tốt nhất thị trường hiện nay.
Ngoài ra, Nhà Bè Agri còn cung cấp thiết bị tưới phun mưa, tưới phun sương. Các bạn truy cập website nhabeagri.com để biết thêm chi tiết nhé.