Chia sẻ kinh nghiệm

Cây Lưỡi Hổ

Cây Lưỡi Hổ 4

Lưỡi hổ là loài cây cảnh quan rất được ưa chuộng hiện nay. Ngoài tác dụng trang trí nó còn là loài cây mang nhiều ý nghĩa cả mặt đời sống và phong thủy.

Đặc điểm cây Lưỡi Hổ

Tên khoa học của cây là Sansevieria Trifasciata

Thuộc họ Măng tây và có nguồn gốc ở Nigeria (Châu Phi)

Cây Lưỡi Hổ là từng được biết đến như một nguyên liệu quan trọng dùng trong sản xuất gai dầu. Bện các loại vật liệu thiết yếu dùng trong đời sống (dây thừng, rổ, giỏ) nhờ tính dẻo dai bền chắc.

Tại Trung Quốc, Nhật Bản và Brazil, người ta coi loại cây này là một kho báu. Tuy nhiên ở Úc, lưỡi hổ chỉ được xem như một dạng cỏ dại mà thôi.

  • Cây mọc thẳng đứng thành bụi, có thể cao đến 1,6m
  • Lá lưỡi hổ cứng, nhọn ở đầu, thân lá mọng nước, bề mặt bóng. Chủ yếu là màu xanh có pha một vài đốm trắng, 2 bên lá có viền màu vàng chạy dọc từ gốc tới ngọn.
  • Lưỡi hổ có hoa, hoa gồm 6 cánh mềm, thuôn dài, màu trắng nhạt.
Cây Lưỡi Hổ

Tác dụng của cây Lưỡi Hổ

Khả năng thanh lọc không khí

Có khả năng xử lý các chất độc hại gây hại cho con người có trong không khí. Bao gồm các chất như. Formaldehyde (một chất gây ung thư trong các sản phẩm vệ sinh, giấy toilet, khăn giấy hay các sản phẩm chăm sóc cá nhân). Xylene, toluene và nitrogen oxit. Khả năng này đã được một nghiên cứu của NASA thực hiện vào những năm 90 xác nhận.

Các nơi như nhà máy sản xuất xe hơi, máy bay, gỗ dán, thảm trải, sản xuất sơn, máy in. Hay chốn văn phòng được khuyến cáo nên đặt lưỡi hổ xung quanh. Để giảm bớt tác động của các chất độc thải ra trong quá trình hoạt động.

SBS (Sick Building Syndrome) – triệu chứng thường thấy ở các toà nhà cao tầng. (Không phải hiệu ứng nhà kính) được mô tả là gây kích thích tai, mũi, cổ họng. Làm ho, ngứa, đôi khi gây chóng mặt, mất tập trung, mệt mỏi, tệ hơn nữa là gây thắt ngực, mỏi cơ. Nhưng biến mất sau khi rời khỏi đó. Nên việc đặt cây lưỡi hổ ở những khu vực này. Cũng giảm bớt tác động của các nhân tố gây ra triệu chứng này.

.

Gia tăng lượng oxy vào ban đêm

Như mọi người cũng biết. Oxy là điều cần thiết nhất cho sự sống của con người. Tuy nhiên những loài cây thông thường sẽ thảy ra CO2 vào ban đêm. Gây khó khăn cho con người nếu đặt cây trong nhà vào ban đêm. Nhưng trên tất cả những loài cây cảnh quan như Lưỡi Hổ lại có một đặc điểm nổi bật. Là vẫn hấp thụ CO2 và thải Oxy cả vào buổi đêm. Nên rất đảm bảo cho sức khỏe con người. 

Điều này có được là do CAM – Crassulacean Acid Metabolism. Một cơ chế quang hợp đặc biệt chỉ có ở một số loài. Cơ chế này bảo rằng cây sẽ mở các lỗ khí vào ban đêm để giảm thiểu việc mất nước. Và việc này lại đòi hỏi phải có CO2 thì cây mới thực hiện được.

Trong quá trình diễn ra CAM, ngoài oxy, cây có giải phóng hơi ẩm ra ngoài không khí. Và tiêu diệt các chất gây dị ứng. Vì đặc điểm này nên lưỡi hổ là cây lý tưởng để đặt trong phòng ngủ. Thường nếu phòng ít lưu thông không khí thì nên đặt chậu lưỡi hổ khoảng 6-8 lá.

Cây Lưỡi Hổ 5

Ý nghĩa cây Lưỡi Hổ trong phong thủy

Cây có năng lượng phong thuỷ giúp bảo vệ bạn, chống lại khí xấu quanh nhà hay văn phòng. Nhưng cần lưu ý vì năng lượng cây rất mạnh nên hãy để ở những vị trí ít người qua lại. Nếu đặt trong nhà. Các góc Đông nam, Bắc, và Tây là những chỗ có phong thuỷ tốt nhất để đặt cây này.

Người ta tin rằng những ai trồng Lưỡi Hổ sẽ được Bát tiên tặng cho 8 món quà. Được gọi là Bát công đức thuỷ (8 phẩm hạnh tốt đẹp). Ở Trung Quốc, người ta đặt cây ở gần cửa ra vào để tỏ ý đón rước Bát công vào nhà.

Trong kinh doanh và trong cuộc sống thường ngày. Lưỡi hổ là món quà thường xuyên nhằm gửi lời chúc tốt đẹp đến đối tác, bạn bè… Mong đem lại may mắn tài lộc và rủ bỏ những điều xấu. Hoặc như món quà biểu tượng cho sức mạnh cá nhân, rắn rỏi và không ngừng tiến lên.

Mệnh Kim và Thổ đặc biệt phù hợp trồng cây lưỡi hổ. Nếu trồng chậu thì 2 mệnh này nên chú ý như sau:

  • Mệnh Kim: dùng chậu thuôn tròn, vuông, chữ nhật. Tránh dùng chậu có góc nhọn hoặc uốn lượn kiểu cách.
  • Mệnh Thổ: dùng chậu vuông, chữ nhật hoặc chậu có góc nhọn, chậu kim tự tháp. Tránh dùng chậu có hình thuôn dài.

Cách trồng và chăm sóc cây Lưỡi Hổ

Có hai cách nhân giống cây lưỡi hổ

Tách bụi cây nhân lúc thay chậu đối với cây già và có viền mầu vàng. Hoặc giâm bằng những khúc lá.

Có thể thực hiện giâm lá từ mùa xuân đến cuối mùa hè. Chọn một lá non, khỏe và có mầu đẹp. Cắt ngang sát gốc. Cắt thành từng khúc dài 5cm và để nó tự liền sẹo. Chôn các khúc lá khoảng 1/2 vào chậu có trộn hỗn hợp cát và than bùn ẩm. Đặt chậu vào nơi nóng (220C) và tưới rất ít.

    Cách chăm sóc cây lưỡi hổ

   – Nhiệt độ: giữ cây sợ rét này ở nơi nhiệt độ ôn hòa, không thấp hơn 130C.

  – Chịu nắng: nếu là loại chịu được bóng râm thì cũng nên đặt ở nơi có nhiều ánh sáng được lọc.

  – Tưới cây: để đất khô đi hẳn trước khi tưới phía dưới chậu và cao dần lên trên. Vào mùa lạnh hay mưa chỉ cần tưới một lần/tháng.

  – Thay chậu: vào mùa xuân, khi nào rễ đã đầy cả chậu.

  – Bón phân: vào mùa xuân và mùa hè, mỗi tháng/lần bằng phân giàu potasse (dành cho xương rồng hay cây mỏ hạc).

Các bệnh của cây lưỡi hổ

  – Đốm nâu trên lá, thối ở gốc: dư nước.

  – Lá bị thâm đen và mềm: nhiệt độ quá thấp.

  – Ngọn lá khô, từng mảng nâu rải rác: ánh nắng chiếu vào qua cửa kính.

  – Lá nhạt màu hay mất sự pha trộn: thiếu ánh sáng.

  – Lá con quá mềm: bón phân quá nhiều, giảm bớt trong một thời gian.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *