Hiện nay, nhu cầu trồng và chăm sóc cây cảnh ngày càng tăng. Điều này đòi hỏi trên thị trường cần tăng cường việc cho ra đời các loại chậu có mẫu mã đa dạng với giá cả phải chăng. Một trong những loại chậu được giới sành cây cảnh quan tâm gần đây là chậu composite. Với thiết kế sang trọng và những ưu điểm nổi trội, chậu composite đã sớm chiếm ưu thế. Tuy nhiên, không phải ai cũng có hiểu biết đầy đủ về chậu composite. Hãy theo dõi bài viết này để hiểu hơn về chậu composite nhé!
Những tính năng vượt bật của chậu composite
- Trọng lượng: nhẹ so với các loại chậu khác, giúp tiện lợi hơn trong quá trình vận chuyển.
- Mẫu mã đa dạng: hình dạng và mẫu mã phong phú, từ đơn giản đến cầu kì, phù hợp trang trí nội – ngoại thất cổ điển đến hiện đại. Bề mặt có thể trơn hoặc gồm nhiều họa tiết hoa văn khác nhau và được sơn láng mịn với màu sắc phù hợp theo nhiều phong cách.
- Chất lượng: độ bền cao, tuổi thọ kéo dài. Bề mặt chậu được phủ một lớp sơn chất lượng cao, độ bền màu được giữ lâu.
- Công nghệ sản xuất: hiện đại nên có thể đáp ứng kịp thời về thời gian, số lượng và chất lượng.
Chậu composite trồng cây có độ bền như thế nào?
Trong xu hướng phát triển hiện nay thì chậu composite được xem là loại chậu phù hợp. Nó thích hợp để trang trí trong những không gian hiện đại, bên cạnh những chậu cây kiểu cũ như chậu sứ, chậu gốm. Loại chậu này còn đảm bảo yếu tố bền, nhẹ và sang trọng. Tuy nhiên, bà con cần chú ý không phải loại cây nào cũng có thể trồng trong loại chậu này.
Chậu composite có thành phần chính là hỗn hợp nhựa và sợi thủy tinh kết dính lại với nhau. Sợi thủy tinh có ưu điểm là trọng lượng nhẹ. Tuy nhiên nó lại là tác nhân khiến mẫu chậu này giòn, khi va chạm mạnh dễ bị rơi vỡ. Vì vậy, bà con cần lưu ý không nên đặt chậu ở vị trí cao và không chắc chắn.
Chậu composite trồng cây: Khả năng hấp thụ nhiệt
Trên thị trường hiện nay, các loại chậu composite không sử dụng vật liệu cách nhiệt. Vì vậy, trong thời tiết thay đổi bất ngờ, chúng không thể bảo vệ được rễ cây. Bà con không nên đặt chậu cây ở vị trí chịu ảnh hưởng trực tiếp của ánh nắng mặt trời. Bởi khi đó nhiệt độ sẽ làm chậu nóng lên và gây tổn hại cho rễ cây.
Chậu composite trồng cây: Khả năng thoát nước
Nhờ có thiết kế sợi thủy tinh nên chậu composite thường có khả năng giữ nước cao. Vì vậy, bà con cần thiết kế lỗ thoát nước cho chậu. Nếu không nước sẽ bị ứ đọng ở đáy chậu, gây ra nấm mốc và khiến rễ cây dễ bị thối. Lời khuyên là bà con nên đặt một lớp sỏi thô ở dưới đáy chậu. Đây là cách tốt nhất để ngăn tình trạng ngập úng ảnh hưởng xấu tới cây trồng.
Chậu composite trồng cây
Không thể phủ nhận vẻ đẹp hiện đại và sang trọng của những chậu cây được thiết kế bằng sợi thủy tinh này. Nhưng người dùng cũng cần chú ý. Bởi chỉ được trồng cây thích hợp thì nó mới phát huy được hiệu quả một cách tốt nhất. Loai chậu này thường được sử dụng để trồng các loại cây cảnh. Bà con nên hạn chế trồng rau trong mẫu chậu này bởi đặc tính về sinh lý và công năng của chậu. Đó là lý do trước khi mua, bạn cần tìm hiểu được nhu cầu sử dụng của mình cũng như tính năng của chậu.
Cùng so sánh tìm hiểu chậu composite với chậu gỗ, chậu nhựa, chậu xi măng
Chậu cây cảnh