Một số nguyên nhân khiến hoa hồng bị héo ngọn thường liên quan đến việc tưới nước (quá nhiều nước hoặc quá ít nước), hoặc do điều kiện sống bị biến đổi như chuyển chậu, thay đất, hoặc thời tiết. Tuy nhiên, hoa hồng héo lá non, chết đọt non cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cây đã bị nhiễm bệnh, thiếu dinh dưỡng hoặc bị côn trùng tấn công.
Các nguyên nhân khuyến hoa hồng bị héo ngọn
1. Vấn đề về nước
Những lý do hàng đầu khiến hoa hồng của bạn có thể bị héo
Vấn đề về nước tưới khiến lá hoa bị héo, ủ rũ
Nước rất quan trọng đối với việc vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cây. Vì thế, việc tưới nước đúng cách là vô cùng quan trọng để cây phát triển khỏe mạnh.. Do đó, nếu không được tưới nước thích hợp, Hoa hồng của bạn sẽ bị héo hoặc thậm chí là khô và héo.
Thiếu nước
Khi không được cung cấp đủ nước, nắng sẽ dần dần đốt cháy lá hồng, biểu hiện trước tiên là những đọt non. Lá non sẽ héo rũ trước tiên, sau đó, dần dần là các đến các phần lá bên dưới.Nếu tình trạng kéo dài, lá sẽ héo, còi cọc và rụng dần. Tình trạng này có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của cây trong các mùa tới
Những bụi hoa hồng cần ít nhất 1 inch (2,5 cm) nước mỗi tuần. Vào mùa hè nóng nực, việc tưới nước nhiều hơn là điều cần thiết.
Khi cây Hoa hồng của bạn đã phát triển đầy đủ, bạn chỉ cần tưới nước một hoặc hai lần một tuần là được. Hoa hồng thường có bộ rễ ăn sâu, vì thế, bạn cần tưới nước chậm và kỹ để nước có thể ngấm sâu vào đất và đi đến đáy chậu.
Cách khắc phục:
Chúng ta cần phát hiện sớm tình trạng thiếu nước của cây để có biện pháp khắc phục kịp thời. Trong tình huống cây chỉ bị mất nước do trời quá nắng, bạn cần chuyển cây đến chỗ mát hơn, hoặc dùng màng che để che lên khu vực trồng hồng để giảm nhiệt độ. Tưới nước bổ sung cho cây, các ngọn lá non có thể tươi ngay sau khi tưới khoảng 2-3 giờ.
Tưới quá nhiều nước
Mặc dù là một cây ưa ẩm, nhưng bộ rễ của cây hoa hồng thường cũng dễ bị úng nếu bị tưới nước quá nhiều.
Lá non của hoa hồng cũng có thể héo và rũ xuống khi bạn tưới quá nhiều nước hoặc khi chậu không có lỗ thoát nước thích hợp. Nghiêm trọng hơn, các lá khác cũng sẽ chuyển dần sang màu vàng và bắt đầu rũ xuống.
Bạn có thể sẽ bối rối, khi cây thiếu nước và thừa nước đều khiến lá non bị rũ. Vậy làm thế nào để phân biệt? Hãy kiểm tra đất, nếu các hạt đất tơi ra, hoặc bị nứt (đối với đất trồng nhiều sét), chứng tỏ cây của bạn đang bị thiếu nước. Ngược lại, đất trồng quá ẩm thường sẽ dính dính và hơi bết.
Cách khắc phục: Nếu tình trạng không quá nghiêm trọng, bạn chỉ cần để yên cây như vậy và không tưới thêm cho đến khi phần đất bề mặt khô hẳn. Nếu lá cây xuất hiện các đốm đen từ chính giữa, hoặc thân có dấu hiệu mềm nhũn, bạn cần thay chậu ngay cho cây để giải phóng lượng nước thừa.
2. Sốc do chuyển chậu, thay đổi môi trường sống
Nếu bạn nhận thấy cây Hoa hồng mới được thay chậu hoặc chuyển đến gần đây bị rũ và mềm nhũn, rất có thể cây đang bị sốc vì chuyển chậu. Điều này xảy ra do rễ trong môi trường mới không thể lấy nước và chất dinh dưỡng. Hoặc có thể, rễ đã bị tổn thương trong quá trình thay chậu.
Cách khắc phục:
Một trong những lời khuyên đơn giản nhất mà tôi học được khi ứng dụng cho cây của mình chính là“để yên chúng”. Việc tổn thương rễ hoặc sốc môi trường là hiện tượng bình thường, cây sẽ tự thích nghi dần và sẽ lại tươi tốt. Có thể hỗ trợ cây bằng cách tưới thêm Vitamin B1 dạng lỏng hoặc bánh dầu Neem (neem cake) để kích thích sự phát triển của rễ.
Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo mình đã sử dụng loại đất trồng hoa hồng phù hợp để thay cho cây nhé. Bởi hiện tượng sốc héo lá non cũng có thể là do đất quá nóng (quá nhiều phân bón) gây cháy rễ.
Còn nếu bạn đang chuẩn bị thay chậu cho cây, hãy xem ngay hướng dẫn thay chậu cho hoa hồng này để hạn chế những tổn thương cho cây.
3. Thay đổi nhiệt độ, thời tiết
Nhiệt độ lý tưởng cho Hoa hồng là 80 độ F (27 độ C), với độ ẩm tương đối là 60-70%. Dựa vào ngưỡng trên, bạn có thể linh hoạt cách chăm sóc của mình với các điều kiện khí hậu khác. Ví dụ như: tưới nhiều nước hơn cho cây hoa Hồng khi nhiệt độ cao. Đặc biệt là những cây trồng ngoài trời không được che chắn.
Tương tự như vậy, một mùa quá lạnh không phải là tốt cho cây hoa Hồng của bạn. Các bạn trồng hồng ở miền Nam hầu như không phải lo lắng về vấn đề này. Tuy nhiên, ở phía bắc, có những đợt giá lạnh nhiệt độ xuống dưới 10 độ C. Nhiệt độ quá thấp có thể khiến cây bị sốc và chậm phát triển.
4. Thiếu dinh dưỡng khiến lá non của hoa hồng bị héo
Sự thiếu hụt canxi trong đất sẽ làm cho ngọn cây hoa hồng bị héo. Dần dần, những chiếc lá khác cũng sẽ bị xoăn, chuyển sang màu nâu. Nếu nghiêm trọng có thể khiến hoa hồng chết.
Cách khắc phục:
chắc chắn rằng bạn sẽ cần bón thêm canxi cho cây! Bột xương cá là là loại phân bón hữu cơ tốt nhất để cung cấp canxi cho cây và một số loại dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, các loại phân bón dạng lỏng lại có tác dụng nhanh hơn, giúp cung cấp dinh dưỡng tức thời và giải quyết ngay tình trạng bệnh. Bạn có thể chọn Dinh dưỡng Laforge hoặc phân bón vi lượng EDTA để bổ sung canxi cho cây.
5. Nấm sương mai làm cây hoa hồng bị héo ngọn
Bệnh sương mai (tên tiếng anh là Downy Mildrew) được gây ra bởi một loại vi khuẩn thuộc họ Peronosporaceae. Bệnh diễn tiến rất nhanh trong thời điểm giao mùa, khi chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao hoặc khi độ ẩm cao khiến sương đọng nhiều ở lá. Các dấu hiệu đầu tiên của bệnh là lá non bị vàng và cong lại đồng thời xuất hiện các bào tử xám ở mặt dưới. Dần dần, lá xuất hiện các triệu chứng rõ ràng hơn như có vệt màu vàng, màu tím, hoặc đốm nâu có hình dạng bất định.
Cách khắc phục:
Để điều trị, bạn cần phun các loại thuốc diệt nấm có chứa mefenoxam và mancozeb để phòng ngừa.
Một số loại thuốc khuyên dùng: DIPOMATE 430SC, EDDY 72WP, Phytocide 50WP, Ridomil Gold 68WG
Lưu ý: cần phân biệt bệnh sương mai với bệnh phấn trắng trên cây hoa hồng.
6. Bọ cánh cứng Nhật Bản làm cây hoa hồng bị héo ngọn
Từ xa, nếu bụi hoa hồng của bạn trông héo ở đỉnh, hãy nhìn kỹ hơn. Kiểm tra lá và hoa nếu thấy các lỗ. Là do bọ cánh cứng Nhật Bản đang nhai cây. Những loài gây hại này bắt đầu từ đỉnh của bụi hoa hồng. Tiếp tục tác động đến phía dưới. Những thiệt hại mà chúng để lại là những chiếc lá có thể bị hư hại đến mức héo.
Cách khắc phục:
Bằng phương pháp tự nhiên, bạn có thể sử dụng các sản phẩm có chứa vi khuẩn Paenibacillus popilliae (còn gọi là Bacillus popillae). Dễ tìm hơn, bạn có thể phun dầu Neem lên những cây bị ảnh hưởng. Dầu neem không hề độc hại với người nhưng lại có tác dụng tiêu diệt bọ cánh cứng Nhật Bản non trước khi chúng trưởng thành. Đối với những con đã trưởng thành, bạn có thể bắt chúng bằng tay hoặc đặt bẫy Pheromone để tiêu diệt.