Hoa lan hồ điệp hay còn gọi là hoa lan bướm. Chúng là loại lan rất được ưa chuộng trồng tại nhà hay làm một món quà vào những dịp đặc biệt. Không khó để thấy lý do tại sao chúng rất phổ biến, với những bông hoa đẹp kéo dài. Tuy nhiên, làm thế nào để nhân giống lan hồ điệp này để đáp ứng nhu cầu ngày một cao.
Thông tin cơ bản về lan Hồ điệp
Lan Hồ điệp thuộc họ lan Orchidaceae. Hồ điệp là thuộc nhóm lan khó nhân giống. Chính vì vậy để nhân giống được số lượng lớn lan Hồ điệp đã từng là một điều nan giải. Khi công nghệ ngày càng hiện đại, công nghệ lai ngày càng được cải tiến đã giải quyết được tình trạng này. Cùng tìm hiểu một số phương pháp nhân giống lan Hồ điệp.
Cách nhân giống 1: Tạo chồi sinh dưỡng từ phát hoa
Tạo vật liệu khởi tạo
Sau khi hoa trên cây đã nở hết còn lại những phát hoa. Bắt đầu chọn ra những phát hoa to mập khỏe. Trên phát hoa có nhiều mắt ngủ, cắt thành những đoạn dài 4cm có chứa mắt ngủ. Mắt ngủ phải có màu xanh trắng hay trắng xanh hay hơi đỏ. Không chọn những mắt ngủ có màu nâu đen hay bị trầy xước.
Sau đó lọt bỏ lớp vỏ bao quanh mắt ngủ. Tiến hành khử trùng. Sử dụng còn 70°C lau nhẹ mắt ngủ.
Sau khi khử trùng, mẫu sẽ được nuôi cấy trong môi trường thích hợp. Môi trường nuôi cấy chứa đầy đủ chất dinh dưỡng khoáng vô cơ, hữu cơ. Hay môi trường khoáng chứa chất kích thích sinh trưởng thích hợp. Mẫu phải đặt trong điều kiện 25°C, 12 giờ chiếu sáng với độ ẩm 80%.
Sau 10 tuần nuôi cấy, các chồi sinh dưỡng hình thành từ mắt ngủ phát hoa. Từ đó hình thánh các lá non đủ rộng để làm nguyên liệu khởi tạo PLB từ mô lá.
Khởi tạo việc cấy mô từ mô lá
Các mẫu lá thu được từ các hồi sinh dưỡng được cắt theo kích thước 5x5mm. Các mẫu lá được đặt trong môi trường MS 1/2 bổ sung các chất diều hòa sinh trưởng thực vật NÂ 1 mg/l, BA 10mg/l, Adenin 10mg/l.
Sau 10 tuần nuôi cấy:
Các mô được hình thành chủ yếu từ các mảnh lá ở phần gốc. Và ít ở các mảnh lá phần đỉnh.
Phương pháp 2: Phương pháp cơ học
Đây là phương pháp dễ dàng nhất. Sử dụng dây siết chặt vào thân cây. Điều này áp dụng trên lan đơn thân như lan Hồ điệp. Phương pháp này làm cho cây nhầm tưởng phần ngọn của chủng bị hư hại. Để duy trì nòi giống, chúng buộc phải mọc cây con ở gốc. Khi thấy chồi nhú ra ở thân, tháo dây ra. Đợi đến khi cây con phát triển thành thục và ra được một ít rễ. Chiều dài rễ tầm 5 cm thì bắt đầu tách chiết cây con ra khỏi cây mẹ. Việc lấy cây con quá sớm làm cho cây con dễ bị chết.
Với phương pháp này, chúng ta sẽ có cây con mới. Đồng thời cây mẹ không bị sốc, vẫn đủ sức cho kì ra hoa tiếp theo.
Phương pháp 3: Phương pháp tạo cây con trên phát hoa cũ
Sau khi lan Hồ điệp trổ hoa xong. Cắt bỏ phần ngọn của phát hoa chỉ chừa lại 3-4 mắt ở phía gốc. Sử dụng Ianohn có trộn 50mg/ml axit Cinnamic + 5mg/ml 6-Benzyi amino-purine. Cây con sẽ mọc ở vị trí mắt sau khỏang thời gian 4 -8 tuần. Cây con sẽ ra rễ dần. đợi rễ cây con dài được 5cm thì lúc này cây có thể tự phát triển được. Lúc này cắt bỏ phát hoa và đem cây con trồng vào chậu.