Cây hoa hồng

Sâu bệnh hại cây hoa hồng mà người trồng cần biết

sâu bệnh hại hoa hồng

Hoa hồng là biểu tượng cho tình yêu trong sáng, mãnh liệt. Không chỉ với vẻ ngoài đẹp quyến rũ, say đắm mà với ý nghĩa của nó, cây rất được yêu thích. Bên cạnh đó cây cũng bị rất nhiều sâu bệnh hại tấn công. Cùng tìm hiểu các loài sâu bệnh hại hoa hồng để việc chắm sóc cây được hiểu quả hơn.

Một số loài côn trùng gây hại hoa hồng

Sâu tơ, sâu đo

Các loài sâu này hiện rất ít thấy trong những khu vườn tại nhà phố. Chúng  ăn lá non làm xấu cây chứ không gây hại nhiều.

Sâu đục thân

Sâu ăn vào trong bên thân, cành. Phần ngọn đột nhiên bị héo rủ và khô hẳn. Bệnh nặng, cây chuyển từ màu vàng sang nâu nhanh chóng, trong khi các nhánh khác vẫn xanh. Gây dị dạng sưng nứt trên những thân già đã hóa gỗ. TRên thân hồng xuất hiện các lỗ nhỏ li ti. Bên dưới gốc thường xuất hiện các viên nhỏ là phân của sâu. Khi cắt ngang những thân khô héo. sẽ thấy thân bị rỗng. Và đôi khi thu hoạch được cả thủ phạm,

Rệp sáp

Rệp sáp có hình bầu dục, phủ lớp sáp trắng quanh thân, khó thấm nước. Chúng thường bám vào mặt dưới lá, các nách mọc chồi non để hút chích dinh dưỡng. Chúng lại tiết ra một chất sữa ngọt . Thường các cây hồng bị rệp sáp đều thấy kiến xuất hiện.

Để diệt rệp sáp cần cho thêm chất keo dích hương đường mật. Chính vì thế mà có thể sử dụng nước rửa chén kết hợp với dầu neem pha loãng phun xịt diệt rệp. 

Khi cây bị nặng có thể sử sụng các loại thuốc diệt rệp như Comda 250EC, SK EnSpray 99EC, Movento 1500D, Anboom 40 EC,..

Tìm hiểu thêm về rệp và cách trị rệp trên hoa hồng

Bọ cánh cứng

Bọ cánh cứng là loài bọ là loại bọ phá hủy nhất trogn các loại bọ hài hoa hồng. Bọ có hình bầu dục, đầu nhỏ, mình to, bụng tròn. Bọ có hai cánh to màu hồng, có hai râu và 6 chân khỏe.

Phòng trừ bằng thuốc nhũ dịch hay dùng mồi nhữ vào bẩy mồi.

Bọ nhảy trên lá

Loại bọ nhỏ bé. Có thể có hoặc không có cánh. Chúng nhảy từ cây này qua cây khác, hút nhựa cây. Chúng gây lây nhiễm một số mầm bệnh từ cây này sang cây khác.

Phòng trừ bằng thuốc nhũ dầu như:  Systemic hay Pyrethum đúng theo liều lượng hướng dẫn.

Rầy xanh

Loại rầy này xuất hiện vào mùa xuân. Chúng bám thành từng đàn dưới cuống hoa hồng, trên những chồi non để hút nhựa cây. Loại rầy này có thân mềm, màu xanh xám, có 6 chân với 2 râu dài.

Chúng thường xuất hiện trên nụ hoa, chồi , lá và cành non. Cây yếu đi bởi chúng hút nhựa. Làm hoa biến dạng. Rầy xuát hiện vào những khi thời tiết trở lạnh. Khi nhiệt độ tăng cao, chúng đẻ trứng và bay đi. Trứng nở khi có điều kiện lý tưởng.

Diệt chúng bằng phương pháp thủ công, dùng tay bắt và giết chúng nếu ít. Nhiều hơn thì có thể pha 1 ít xà phòng với 4 lít nước tưới xịt lên cây. Lưu ý: xà phòng ko sử dụng liều lượng nhiều vì gây chết cây.

Rầy nâu

Rầy nâu rất bé, bám dày đặc thành mạng trên lá, làm lá héo rụng sớm. Phòng trừ bằng thuốc có tẩm dầu, thuốc Niticide trộn với Karathance hoăc Plicttance.

Rầy đeo

Loại rầy này sống từng đàn, hút nhựa cây. Thân mang một lớp vỏ cứng, sau vài lần lột xác thì rụng hết chân, bám vào vỏ cây.  Phòng trừ bằng các loại thuốc nhũ dầu: Systemic hay Orthence.

Sên cực nhỏ

Loại côn trùng này rất nhỏ, hút nhựa rễ cây làm cây ốm yếu.Khi nhổ cây lên kiểm tra, thì sẽ thấy rễ bị phù lên, sấn sùi. Bệnh này lây lan nhanh, khó chữa trị.

Phải làm sạch đất, sát trùng đất trước bằng sunfure de cacbonate. Và phải phun thuốc trước khi trồng. Ngoài ra có thể sử dụng các loại thuốc có chứa methyl-dithiocarbonate de sodium dihyrate, dạng nước để phun xuống đất trước khi trồng.

Cách dụ ốc sễn và bắt thủ công bằng cách đặt 1 khoanh bí xanh hay 1 bẹ cải để ở trong chậu. Ốc sẽ đi kiếm ăn vào buổi đêm, chusg sẽ bò lên ăn. Tới sáng ốc sẽ bu đầy và chỉ cần đem bỏ.  Thực hiện nhiều lần cho đến khi hết. 

Một số bệnh do nấm và vi khuẩn thường gặp trên cây hồng

Cây hoa hồng không chỉ là đối tượng yêu thích của các loài côn trùng. Cây hồng còn bị nhiều bệnh do nấm và vi khuẩn tấn công.

Bệnh thối gốc (Crown Canker)

Do nấm Cylindrocladium scoparium gây ra. Những vùng thối màu đen, ẩm ở gốc cây. Thường không thấy biểu hiện bất thường, đến khi thấy cây chết. 

Bệnh thối gốc thường gặp khi trồng nhà kính. Hay khi trồng hồng ở đất quá ẩm có mầm bệnh.

Phòng bệnh là cách tốt nhất cho bệnh này. Khi cây nhiễm bệnh thì các loại thuốc không mang lại hiệu quả cao.

Bệnh thối rễ (cotton root rot)

Do nấm Phymatotrichum omnivorum gây ra. Các cây nhiễm bệnh chết một cách đột ngột. Rễ có thể bị bảo phủ bởi một lớp màu nâu sẫm do nấm phát triển. Trong đất kiềm nấm bị hạn chế phát triển.

Xem thêm: Bệnh thối rễ hoa hồng

Bệnh đốm đen (Black spot)

Do nấm Marsonia rosea-teleomorph Diplocarpon rosae gây ra. Đường kính của đốm đen này thay đổi từ 1-12mm hay lớn hơn trên lá. Những đốm này tập trung trên bề mặt lá, cành non và thân. Lá bệnh bị hóa vàng và rụng. Cây trở nên yếu, thân cành ốm, ít ra hoa.

Việc sử dụng thuốc chống nấm định kỳ là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh này. Nấm vấn tồn tại trên những lá đã rụng hày cành nhánh được cắt bỏ. Chính vì vậy cần tiêu hủy những cành lá này.

Xem chi tiết: Bệnh đốm đen trên hoa hồng và cách phòng trị

Bệnh gỉ sắt

Bệnh do nấm Cniothyrium spp gây ra. Cây yếu hay sống trong điều kiện bất lợi dễ bị loại bệnh này hơn. Nấm gây bệnh khắp thân và lây lan nhanh gây thối mục. Những mô chết sẽ nằm bao quanh những mô sống. Vỏ thân và phân mô xung quanh nơi bị nhiễm sẽ bị chết. Chỗ thối có màu nâu nhạt. Tỉa các cành bị nhiễm bằng cách sâu ra các mô bị bệnh một đoạn. Nhằm loại bỏ triệt để phần bệnh. Đông thời cách ly cây bị bệnh ra khỏi những cây khỏe mạnh.

Bệnh phấn trắng – Powdery mildew

Bệnh do nấm Sphaerotheca pannosa var.rosae gây ra. Bệnh tạo một lớp phấn trắng ở lá, chòi cành làm cây vặn vẹo lùn, không phát triển bình thường. Các phần non mềm yếu rất nhạy cảm với bệnh.

Bệnh xuất hiện trong điều kiện lạnh, khô và lan nhanh vì nó hoàn thành chu trình sống trong 72h. Hàng ngàn bào tử được sản sinh trên một cây duy nhất. Và mỗi bào tử đều có khả năng lây bệnh.

Khi cây bị bẹnh nằng sử dụng một trogn các loại thuốc trị nấm: Anvil,Nativol. Hay chế phẩm sinh học thảo mộc BKfast, combo chế phẩm sinh học Abii.

Xem chi tiết về: Cách trị bệnh phấn trắng trên hoa hồng

Bệnh nấm sương mai – Downy mildew

Do nấm Peronospora sparsa gây ra. Đây là bệnh gây hại nặng nề cho cây hồng, làm rụng lá nhanh chóng và nghiêm trọng. Nấm này phát triển khi trời lạnh và ẩm ướt. Các triệu chứng trên lá rất khác nhau. Đôi khi có hiện tượng phồng rộp ở góc lá (có màu vàng tím đến đen) hay cháy xém.

Bệnh phát triển mạnh ở những nơi trồng với mật độ dày, môi trường ẩm ướt sẽ là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Nên phun thuốc ngừa nấm định kỳ khi vào những giai đoạn có khí hậu thuận lợi cho nấm sinh sôi.

Bệnh xoăn lá

Bệnh có đủ các triệu chứng do virus gây ra, nhưng không rõ nguyên nhân thât sự. Tác nhân gây bệnh được truyền bệnh từ những con rệp siêu nhỏ. 

Cây có biểu hiện lá xoăn, nhỏ, đốt thân ngắn, phiến lá màu đỏ và rất nhiều gai. Cây bị bệnh sẽ chết trong vòng 1 năm

Bệnh rỉ (Rust symptoms on rose)

Do nấm Phragmidium spp gây ra. Bệnh này hiếm khi xuất hiện nhưng gây rụng lá nghiêm trọng,  Các nốt mụn nhỏ, sần và màu cam xuất hiện dưới bề mặt của lá. Cùng lúc đó cũng xuất hiện các đốm màu vàng. Nên thu gom các lá rujgn từ cây bệnh để tiêu hủy, chống lây lan.

Sử dụng thuốc chống nấm ngay khi thấy những triệu chứng đầu tiên.

Bệnh khối u

Do vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens gây ra. Các khối u cứng hình thành ở những phần thân gần mặt đất và ở mô rễ. Nếu những nốt sần hình thành một vòng quanh thân hay các rễ chính, cây có thể bị chết. Tránh trồng cây ở những chỗ có biểu hiện bệnh. Cách ly những cây bị bệnh. Thay đất hay vô trùng đất trước khi trồng lại để tránh tái bệnh một cách tối đa.

Trên đây là những loài sâu bệnh hại cây hoa hồng mà bạn có thể tham khảo khi vườn của mình có một trong những dấu hiệu trên. Hoa hồng dù bị nhiều loài sâu bệnh hại tấn công, nhưng khi cây khỏe mạnh ra nhiều hoa to đẹp thì khong gì hạnh phúc bằng.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *