Hoa hồng là loài hoa cực kỳ đẹp và từ lâu đã được mọi người ưu chuộng cho đến nay. Rất nhiều đã ước ao sở hữu một khu vườn ngập tràn hoa hồng qua nhiều năm. Tuy nhiên, việc chăm sóc hoa hồng trong thời gian dài không phải dễ. Một trong những bệnh hại thường gặp và khó chữa là rệp hại. Rệp là một nhóm côn trùng gây hại rất phổ biến trên cây hoa hồng. Có nhiều loại rệp hại cây như: rệp vừng, rệp vảy, rệp sáp,..Tuy nhiên, chúng đều gây hại cây hoa hồng bằng việc hút chích nhựa cây, và gây ra một số loại nấm bệnh. Cùng tìm hiểu các biện pháp phòng và trị rệp hại cây hoa hồng thật chi tiết trong bài viết dưới đây!
Các triệu chứng cây hoa hồng bị tấn công bởi rệp:
- Hoa méo mó và không mở như bình thường.
- Lá và thân cây bị bao phủ bởi mốc đen do rệp tiết ra một chất dính ngọt trên khắp mặt dưới của lá.
- Cây của bạn xuất hiện nhiều kiến, chúng bị thu hút bởi các chất nhựa do rệp tiết ra, kiến bảo vệ và nuôi rệp nên chúng cũng có hại cho cây hoa hồng.
- Lá bị xoăn, cuộn tròn.
- Cây còi cọc, thiếu sức sống.
Các vị trí thường bị tấn công bởi rệp:
Rệp thường được ẩn nấp trong các cụm lá non, nụ hoa và phần thân của hoa hồng gần ngọn.
Các loại rệp thường tấn công cây hoa hồng
Rệp có kích thước rất nhỏ (con trưởng thành dưới ¼ inch), và thường gần như không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nhiều loài khác nhau có thể xuất hiện màu trắng, đen, nâu, xám, vàng, xanh lục nhạt, hoặc thậm chí hồng! Một số có thể có lớp phủ dạng sáp hoặc len. Chúng có thân hình quả lê với đôi râu dài; những con nhộng trông tương tự như con trưởng thành. Hầu hết các loài đều có hai ống ngắn (gọi là ống nối) nhô ra từ đầu sau của chúng.
Có đến hàng trăm loại rệp gây hại cho mọi loại cây, tuy nhiên có những loại rệp này thường bắt gặp trên hoa hồng nhất:
- Rệp vừng (Macrosiphum rosae)
- Rệp vảy mầu trắng (Aulacaspis rosae)
- Rệp vảy nâu (Aonidiella aurantii)
- Rệp sáp (rệp phấn trắng)
Nguyên nhân gây ra rệp hại cây hoa hồng
Thời tiết ấm áp và độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho các loại rệp sinh sôi và phát triển. Vì thế, trước và trong khi vào mùa xuân và hè, cần theo dõi cây của bạn thường xuyên để kịp thời phát hiện và chữa trị kịp thời. Rệp thường xuất hiện nhiều khi độ ẩm trong không khí dao động từ 70-80%.
Tác hại của rệp đối với cây hoa hồng
- Rệp bám vào lá non, mầm non và hút chích nhựa cây, khiến cây mất nước và mất chất dinh dưỡng. Điều đó khiến cây còi cọc, xoăn lá, héo lá non, chồi non. Nặng hơn, có thể gây rụng lá hàng loạt và gây chết cây.
- Quan trọng hơn, rệp tiết ra chất nhựa thu hút kiến và ong càng tăng thêm sự phá hoại. Chất nhựa này còn gây ra các loại nấm mốc, khiến cây thể trạng cây càng “yếu ớt” hơn.
Cách điều trị và phòng ngừa rệp gây hại cây hoa hồng
Phát hiện sớm cây hoa hồng bị rệp tấn công
Bạn biết không? Để điều trị rệp, thời điểm vàng là khi chúng vừa chớm xuất hiện và chưa kịp sinh sôi quá mạnh. Với đặc tính sinh sản vô tính, chỉ một ngày trôi qua đã có thêm hàng nghìn cá thể mới ra đời. Và số lượng ấy sẽ tiếp tục tăng theo cấp số nhân. Vì vậy, tốt nhất bạn hãy chú ý quan sát vườn hoa hồng của mình. Và bạn cần lưu ý rằng – rệp có thể gây hại cho mọi loại cây. Vì thế, dù bạn đang trồng hoa hồng với bất kỳ cây gì, việc cách ly cây bệnh là luôn cần thiết.
Mặc dù có rất nhiều loại rệp khác nhau, nhưng hầu như chúng đều có cùng đặc tính sinh trưởng, gây hại. Vì thế, cách tiêu diệt chúng không quá khác nhau và có thể ứng dụng chung.
Dùng vòi xịt nước rửa trôi rệp
Xịt nước để rửa trội rệp là cách đơn giản nhất mà bất kỳ ai đều có thể thực hiện tại nhà. Tất cả nguyên liệu bạn cần chỉ là một vòi phun nước có thể điều chỉnh áp lực.
Đối với bộ phận mềm như lá non, đầu nụ có thể phun tia nước nhỏ. Còn đối với những bộ phận cứng cáp, khỏe mạnh, nên phun tia nước mạnh để rệp bị trôi hiệu quả hơn. Phương pháp này chỉ hiệu quả đối với đàn rệp mới phát triển và số lượng cây bị nhiễm ít. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc khi sử dụng phương pháp này bởi: Nước + Độ ẩm + Lá hoa hồng -> chúng là một bộ tuyệt vời để nấm sinh trưởng gây bệnh phấn trắng hoặc đốm đen.
Vậy nếu không nên phun nước, tại sao không thử chọn những loại dung dịch tự nhiên khác để phun cho hoa hồng?
Các phương pháp tự nhiên để điều trị rệp hại cây hoa hồng
Có khá nhiều phương pháp tự nhiên mà bạn có thể chọn để diệt rệp trên cây hoa hồng. Chẳng hạn như:
- Dung dịch xà phòng
- Dung dịch nước rửa chén
- Dầu neem
- Cồn Isopropyl
Sau đây là một vài công thức khuyên dùng
Hỗn hợp dầu neem + nước rửa chén
- 1 lít nước
- 1 muỗng cà phê nước rửa chén (không nên cho quá nhiều sẽ gây cháy lá)
- 1 muỗng dầu neem
Lắc đều và phun ngay sau khi pha. Nếu bạn phun nhiều hơn thì pha hỗn nhiều hơn tương ứng. Tuần phun 2 -3 lần, vào chiều mát hoặc sáng sớm (lúc trời mát) khi hết bệ.nh thì chuyển sang phun phòng. Để phun phòng bạn giảm tỉ lệ dầu neem và nước rửa chén xuống một nửa trên 1 lít nước, phun 1 -2 lần/ tuần.
Xem thêm: Những thông tin cần lưu ý khi sử dụng dầu neem
Hỗn hợp cồn Isopropyl (Rubbing alcohol)
Cồn Isopropyl (I.P.A) là một loại cồn có độ bay hơi cao vừa phải so với độ bay hơi của cồn ethyl. Cồn này có thể tìm mua tại các hiệu thuốc Tây.
Sử dụng cồn để lau bỏ rệp
Lấy tăm bông nhúng cồn và chấm trực tiếp lên các vệt rệp và lau để miếng bông lấy đi rệp khỏi lá.
Sử dụng làm thuốc xịt
- 1 lít nước
- 250ml cồn Isopropyl 70% (nếu bạn sử dụng cồn 50%, cần tăng thêm tỉ lệ cồn)
- 1 muỗng cà phê nước rửa chén.
Lắc đều, cho dung dịch vào một bình xịt nhỏ, sạch và xịt thuốc diệt côn trùng trên những cây bị nhiễm bệnh.
LƯU Ý: Hãy cẩn thận rằng lá trên một số cây có thể bị cháy. Để điều trị hoa hồng áp dụng vào những ngày nhiều mây.
Một vài công thức trị rệp khác sưu tầm:
- Sử dụng hai muỗng cà phê tỏi hoặc ớt bầm cho vào nửa lít nước. Ngâm hỗn hợp trong 3-4 ngày, sau đó lọc và phun lên cây. Phun lặp lại mỗi tuần trong vài tuần hoặc sau khi trời mưa.
- 1/4 chén gừng đã xắt nhỏ với 1 cốc nước ấm, ngâm hỗn hợp trong 2 giờ, lắc đều và phun lên tất cả vùng cây hồng bị rệp tấn công.
Sử dụng thuốc trị rệp trên hoa hồng
Ban Công Xanh không khuyến khich sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu trừ khi đó là giải pháp cuối cùng bạn có thể. Cần lưu ý rằng các loại hóa chất phun xịt cần được lựa chọn kỹ lưỡng và phun có chọn lọc để hạn chế lờn thuốc. Và bạn cũng cần biết, thuốc trừ sâu sẽ tiêu diệt tất cả côn trùng, bao gồm cả thiên địch – những loại côn trùng có lợi. Một số thương hiệu khuyên dùng:
- SK EnSpray 99EC
- Comda 250EC,..
- Alfamite
- DOMOSPHI 20EC
- MOVENTO 150OD
Tham khảo một số bệnh khác thường gặp trên cây hoa hồng: