Diện tích đất ngày càng thu hẹp, việc tận dụng những khoảng trống ở ban công hay sân thượng để trồng cây thật sự cần thiết. Vậy làm thế nào để trồng cây hiệu quả trong chậu hoặc thùng chứa? Liệu cây trồng trong chậu có thể sinh trưởng và phát triển tốt không? Làm thế nào để bạn đảm bảo độ thoát nước? Hàng ngàn câu hỏi được đặt ra khi bạn có ý định làm sân thượng hay ban công của mình trở nên xanh mát bằng cách trồng cây trong chậu. Hôm nay, Ban Công Xanh sẽ chia sẻ các mẹo về cách trồng cây trong chậu để tạo ra một chậu cây cơ bản.
5 bước trong cách trồng cây trong chậu
Cho dù bạn đang trồng muốn trồng một chậu hoa hay rau thì các bước cơ bản đều giống nhau. Trước khi bạn bắt đầu, hãy chọn đúng chậu có kích thước và chất liệu mà bạn mong muốn. Bạn có thể tham khảo một danh sách về chậu trồng trong cây được đính kèm ở đây để chọn lựa: chậu trồng cây
Sau đây là 5 bước cơ bản để hoàn thành chậu trồng cây tại nhà tối ưu nhất:
Bước 1: Chọn chậu phù hợp
Với hầu hết các loại cây trồng vào đất, chúng phải được trồng trong chậu có lỗ thoát để hạn chế việc thối rễ do lượng nước dư thừa. Bên cạnh đó, nếu đặt cây trong nhà, bạn cần bổ sung thêm đế lót để tránh nước tưới chảy ra sàn nhà.
Chất liệu chậu cũng là yếu tố quan trọng cần cân nhắc. Bỏ qua yếu tố thẩm mỹ, sẽ có những chất liệu chậu có đặc tính tốt hơn. Chẳng hạn như, chậu đất nung cho phép hơi nước thoát qua thành chậu nên có độ thông thoáng cao. Đây được xem là loại chậu tốt nhất để trồng cây. Tuy nhiên, chúng cũng có nhược điểm là nặng, dễ bị ố. Chậu nhựa là lựa chọn phổ biến nhất với ưu điểm nhẹ và dễ dàng đục thêm lỗ thoát nước nếu cần. Một số loại chậu khác cũng được sử dụng nhiều là chậu composite, chậu gỗ, chậu gốm,…
Xem thêm: So sánh các loại chậu trồng cây cảnh
Bước 2: Nâng chậu để cải thiện hệ thống thoát nước
Thực ra, chỉ với một lỗ thoát nước thôi là chưa đủ. Chưa kể đến theo thời gian, các giá thể dưới đáy chậu dần mục rã chèn kín lỗ thoát nước. Để cải thiện hệ thống thoát nước, hãy lót thêm một lớp viên đất nung (sỏi nhẹ) hoặc đá pumice size lớn dưới đáy chậu. Lớp lót này sẽ tạo thêm không gian thông thoáng cho rễ phát triển.
Bước 3: Chuẩn bị một loại giá thể phù hợp
Đối với cây trồng chậu, giá thể là yếu tố quan trọng quyết định cây của bạn có phát triển tốt được hay không? Nhiều bạn cứ trồng cây cứ được vài tháng thì héo, úng mà chẳng biết tại sao. Dù đã làm đủ các yêu cầu như người bán cây dặn mà cây vẫn chẳng thể khá hơn. Bạn biết tại sao không?
Đó là do người trồng ít được quan tâm đến giá thể trồng. Giá thể thoát nước kém thì dù có tưới nước ít thì cây vẫn úng. Hay giá thể thiếu nền hữu cơ, quá chua hoặc quá kiềm thì dù có bón phân gì cây cũng khó hấp thụ được. Giá thể không sạch, chứa mầm bệnh thì dù cây khỏe cỡ nào thì trồng được vài tháng cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Vì thế, trước khi bắt đầu trồng bất kỳ loại cây nào, hãy dành thời gian để nghiên cứu về đặc tính của loại cây mình cần trồng và chọn loại giá thể phù hợp. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm để tự trộn giá thể, tốt nhất là hãy chọn mua các loại giá thể trộn sẵn từ thương hiệu uy tín. Chẳng hạn như, trồng rau, củ với giá thể Namix; trồng hoa hồng, các loại hoa kiểng với đất trồng hoa Tropical Premium; trồng cây cảnh, cây kiểng lá với giá thể trồng kiểng lá Tropical Premium
Hiện Tropical cũng vừa ra mắt thêm vài sản phẩm đất phù hợp với các nhóm rau, củ, quả. Đất sạch trồng rau Tropical premium nằm trong bộ sản phẩm “Đất Organic Đa dụng trồng Rau Hoa” gồm 04 công thức phù hợp cho các mục đích trồng riêng biệt bao gồm: 1. Gieo mầm – ươm hạt; 2. Rau ăn lá; 3. Rau ăn củ quả & cây thân leo; 4. Đất trồng hoa kiểng.
Bước 4: Trồng cây
Sau khi đã hoàn thành xong các bước trên. Giờ đây, bạn chỉ cần gieo hạt hay trồng cây vào rồi lấp đất vào chậu. Để hạt nảy mầm nhanh và đều, chậu chứa hạt gieo cần đặt nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và đảm bảo độ ẩm. Mẹo nhỏ là chỉ nên lấp đất cách miệng chậu 1-2cm để dễ dàng cho việc tưới nước và bón phân sau này.
Bước 5: Bổ sung dinh dưỡng định kỳ cho cây trồng
Thông thường, nếu sử dụng đất trộn sẵn, cây sẽ có đủ dinh dưỡng mà không cần bón thêm gì từ 3-4 tháng. Sau thời gian này, chúng ta mới bắt đầu bổ sung dinh dưỡng cho cây. Có nhiều loại phân bón mà chúng ta có thể bón cho cây như:
- Phân bón dạng mùn: là loại phân truyền thống thường được sử dụng phổ biến nhất. Chúng có thể là phân chuồng các loại như phân bò, phân dê, phân gà, phân trùn quế,.. Tuy nhiên, nếu sử dụng để trồng cây trong nhà, Ban Công Xanh khuyến nghị bạn nên chọn các loại phân không mùi chất lượng cao như phân bò hữu cơ vi sinh Tropical hoặc phân trùn quế Sfarm.
- Phân bón dạng lỏng: là loại phân bón tiện dụng được ưa chuộng, cung cấp dinh dưỡng hòa tan giúp cây hấp thụ nhanh nhất.
- Phân bón dạng viên tan chậm: thường là các loại phân bón NPK. Với đặc tính là dễ sử dụng nhưng cung cấp ít dưỡng chất. Tuy nhiên, cần kiểm soát liều lượng vì bón quá nhiều sẽ gây cháy cây.
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về các loại phân bón cho cây cảnh và cách sử dụng:
Xem thêm:
Chăm sóc cây trồng trong chậu
Sau khi đã trồng cây vào chậu, việc tiếp theo là chăm sóc cho cây phát triển. Bạn sẽ muốn tưới nước cho cây hàng ngày. Tuy nhiên, điều đó có thể làm úng cây. Thông thường, chúng ta chỉ tưới khi thấy lớp đất 2-3cm trên bề mặt đã khô hẳn. Nhưng tốt nhất là bạn hãy kiểm tra nhu cầu về nước của loại cây đang trồng để biết chúng ưa nước hay không ưa nước.
Nếu bạn có quá nhiều cây hoặc thường xuyên quên tưới cây thì một hệ thống tưới nhỏ giọt cùng với bộ hẹn giờ tưới sẽ giúp bạn làm việc này đều đặn. Bạn sẽ bớt công việc chăm sóc cho khu vườn của mình.
Cây trồng chậu cũng có nhiều khả năng bị các loại côn trùng như nhện đỏ, rệp, bọ trĩ tấn công. Có thể phòng ngừa và điều trị bằng dầu neem. Đây là phương pháp hữu cơ có hiệu quả cao mà vẫn đảm bảo sự an toàn.
Xem thêm: Dầu neem là gì và công dụng phòng trị sâu bệnh trên cây trồng